Lo mất thị trường bán lẻ qua mạng

Lo mất thị trường bán lẻ qua mạng

Nhìn nhận về việc Vietnamobile bị tuýt còi vì gói Thánh sim, PGS.TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), cho rằng không phải cứ doanh nghiệp cung cấp một sản phẩm giá rẻ hơn thị trường đang có thì xem là bán phá giá.


Vì theo quy định, nhà mạng này không bị ràng buộc bởi quy định bán dưới giá thành. Việc bán với giá “thấp quá mức” hay “tăng giảm bất thường” làm xáo trộn thị trường thì cơ quan quản lý phải chứng minh được mức giá này thấp hơn bao nhiêu so với mức giá của doanh nghiệp khác. Trong trường hợp này, người được lợi là người tiêu dùng thì có nên cho rằng doanh nghiệp đang vi phạm?

Cước 3G, cứ rẻ là bị tuýt còi? Không nên hạn chế phát triển

Thị trường cần những hình thức khuyến mãi đột phá.

Còn theo TS. Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế, việc yêu cầu dừng triển khai gói cước là biểu hiện một phần “di sản của thời bao cấp khi nhà nước can thiệp sâu vào thị trường, trong khi sự can thiệp này chỉ gây hại cho doanh nghiệp mới, vì họ đang cần những hình thức khuyến mãi đột phá và cạnh tranh để thâm nhập thị trường”.

"Một số chính sách hiện nay, trong đó có cả việc yêu cầu chỉ khuyến mãi dưới 20% (thay vì 50%) đang đi ngược lại, hạn chế khả năng phát triển của thị trường, phương hại cho một số bên như các doanh nghiệp nhỏ mới tham gia và người tiêu dùng". - TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế.

Ông Ánh cho rằng, xét về góc độ người tiêu dùng chắc chắn gây thiệt hại vì mất đi những lựa chọn có lợi hơn, chưa kể còn mang bóng dáng cơ quan quản lý đứng sau hậu thuẫn cho những ông lớn đang chi phối thị trường.

Chuyên gia này cũng cho rằng nhìn lại lịch sử thị trường viễn thông, sự việc với Thánh sim không mới mà đã từng xảy ra với một số doanh nghiệp non trẻ khác, khiến các doanh nghiệp này không có cơ hội để phát triển. 

“Thị trường viễn thông từng ở thế độc quyền, sau đó đã phát triển theo nguyên tắc thị trường và đạt kết quả như hiện nay là nhờ những chính sách hỗ trợ cho cạnh tranh phát triển và doanh nghiệp mới có cơ hội để cạnh tranh. Nhưng một số chính sách hiện nay, trong đó có cả việc yêu cầu chỉ khuyến mãi dưới 20% (thay vì 50%) đang đi ngược lại, hạn chế khả năng phát triển của thị trường, phương hại cho một số bên như các doanh nghiệp nhỏ mới tham gia và người tiêu dùng”, ông Ánh nhìn nhận.

Quan trọng hơn theo chuyên gia này, phát triển công nghệ mới đang khuyến khích sự sáng tạo, đặc biệt là thị trường viễn thông, nhưng những quy định chặt chẽ như vậy vô hình trung làm cho việc áp dụng công nghệ mới khó khăn hơn nhiều.

Theo Thanh niên

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang