Nhãn hiệu và thương hiệu
Nhãn hiệu và thương hiệu
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang đẩy mạnh việc đăng ký thương hiệu cho đặc sản địa phương. Trong số này, hiện tỉnh Đồng Tháp đã có 11 sản phẩm (SP) nông sản được cấp nhãn hiệu.
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang đẩy mạnh việc đăng ký thương hiệu cho đặc sản địa phương. Trong số này, hiện tỉnh Đồng Tháp đã có 11 sản phẩm (SP) nông sản được cấp nhãn hiệu.
Đó là kết quả thực hiện chương trình xây dựng nhãn hiệu nông sản đặc thù của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020. Nhiều giải pháp đã được triển khai thực hiện chương trình này, như: Lựa chọn danh mục các SP nông sản song song với quy hoạch vùng sản xuất; tổ chức xây dựng quy trình sản xuất chuẩn cho từng loại SP; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất nông sản chất lượng cao; tổ chức hội thảo, hướng dẫn sản xuất theo quy trình phù hợp; quy hoạch những SP ưu tiên chủ yếu với quy mô lớn. Ngoài ra, tỉnh Đồng Tháp còn có kế hoạch (giai đoạn 2013 - 2015) về quảng bá và phát triển thương hiệu xoài Cao Lãnh, quýt hồng Lai Vung, ớt Thanh Bình, cá tra giống huyện Hồng Ngự, khô cá lóc Tràm Chim - Tam Nông.
Ảnh: Dân Việt
Việc xây dựng nhãn hiệu nông sản đặc thù tại Đồng Tháp được triển khai thực hiện khá bài bản, song kết quả chưa đạt như kỳ vọng. Theo Sở NNPTNT Đồng Tháp, nguyên nhân do: Công tác phối hợp của các sở, ngành trong việc tổ chức chọn lựa SP, đăng ký, sử dụng, quản lý và phát triển nhãn hiệu thành thương hiệu còn hạn chế (do chưa xây dựng được quy chế phối hợp, các nội dung thực hiện đều mang tính lồng ghép nên khó phân định trách nhiệm, thiếu vốn); việc quy hoạch chi tiết vùng sản xuất cây trái đặc thù gắn với thương hiệu xoài Cao Lãnh, ớt Thanh Bình, quýt hồng Lai Vung… chưa được thực hiện theo kế hoạch (do diện tích sản xuất nhỏ, rải rác và chưa có chính sách, biện pháp hiệu quả trong phát triển và quản lý quy hoạch); việc thực hiện mô hình hợp tác xã - doanh nghiệp - nông dân trên các SP đặc thù nhằm hỗ trợ tiêu thụ SP cho nông dân và gắn kết tiêu thụ với doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất tuy được quan tâm song chưa có hiệu quả…
Thực tế cho thấy, có chương trình, có kế hoạch, có triển khai các giải pháp thực hiện mới là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Để thực hiện hiệu quả việc xây dựng nhãn hiệu nông sản thì dễ, nhưng biến thành thương hiệu đặc thù, thì cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa tất cả các bên liên quan; có chính sách hỗ trợ sát hợp với tình hình và rất cần những “động thái” linh hoạt để tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện…
Theo LĐ
Nội dung đang cập nhật...
Giấy phép số: 218/GP-TTĐT do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cấp
Địa chỉ: Tầng 3, nhà D, Khách sạn La Thành, số 226 Vạn Phúc, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0877459777 - Email: nhat.cao@bcsi.edu.vn
Website: www.bcsi.edu.vn
Copyright © 2016 by BCSI