Sự cần thiết trong xây dựng thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam

Sự cần thiết trong xây dựng thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam

Bởi: Lý Gia Trang

Việc xây dựng và phát triển thương hiệu nói chung, thương hiệu ngành nông sản, thực phẩm nói riêng đang có sự quan tâm lớn của Chính phủ. Công tác xúc tiến thương mại ngành nông sản, thực phẩm đang được các hiệp hội, tổ chức xúc tiến thương mại, doanh nghiệp thực hiện tích cực tại nhiều thị trường khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, những cố gắng đơn lẻ của từng mặt hàng không tạo nên sức mạnh chung và chưa quảng bá được hình ảnh ngành thực phẩm Việt Nam.

Nguồn:BCSI

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, ngành thực phẩm là một trong những ngành hàng có tiềm năng rất lớn của Việt Nam. Các thực phẩm không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Việt Nam đang dần trở thành nguồn cung quan trọng các sản phẩm nông sản thực phẩm phong phú cho các nước khác. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc xây dựng thương hiệu vẫn khá mờ nhạt, chưa đạt hiệu quả tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu thông qua các chiến lược cụ thể, mang tính “dài hơi” là việc cần làm ngay, quan trọng nhất là cần mang tính đột phá, có hiệu quả…

 

Tại Hội thảo xây dựng thương hiệu cho ngành hàng thực phẩm được Bộ Công Thương tổ chức mới đây, ông Tạ Hoàng Linh, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Chương trình xây dựng thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam, với sự phối hợp của các đối tác trong và ngoài nước, đã cơ bản hoàn thiện quá trình nghiên cứu và đề xuất phương án định vị thương hiệu (positioning), cấu trúc thương hiệu (brand architecture) và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu (visual brand identity) cho ngành thực phẩm Việt Nam.

Hình ảnh có liên quan

Ảnh minh họa internet

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, nông sản, thực phẩm là một trong những ngành có tiềm năng to lớn của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Hiện nay, công tác xúc tiến thương mại ngành nông sản, thực phẩm đang được các hiệp hội, tổ chức xúc tiến thương mại, doanh nghiệp thực hiện tích cực tại nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.

 

Dù vậy, những cố gắng đơn lẻ của từng mặt hàng không tạo nên sức mạnh chung và chưa quảng bá được hình ảnh ngành thực phẩm Việt Nam. Chương trình xây dựng thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam đang từng bước nghiên cứu và thực hiện, đưa ra những giải pháp chuyên nghiệp và hiệu quả để tạo dựng hình ảnh sản phẩm thực phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

 

Ông Leon Trujilo- Chuyên gia kinh tế cho rằng, nhiều người nước ngoài vẫn chỉ biết đến Việt Nam với hình ảnh của một đất nước đã từng trải qua chiến tranh, chứ không biết nhiều về tiềm năng nguồn thực phẩm, với điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi có khả năng sản xuất và cung cấp đa dạng, phong phú, quanh năm các sản phẩm thực phẩm có chất lượng cao, số lượng lớn. Chính vì vậy, việc xây dựng thương hiệu cho ngành thực phẩm sẽ làm thay đổi nhận thức, cách nhìn của thế giới về một Việt Nam hoàn toàn khác biệt, trước hết nên tập trung vào một số thế mạnh chính như chè, cà phê, gạo…

 

Phân tích về chiến lược xây dựng thương hiệu, ông Leon Trujilo đánh giá, thực phẩm Việt Nam mới chỉ có các thương hiệu đơn lẻ, chứ chưa có một thương hiệu bao trùm cho ngành để tạo được sức mạnh làm thay đổi nhận thức.

 

Trên thực tế thời gian qua, nhiều địa phương, hiệp hội, ngành hàng cùng các doanh nghiệp cũng đã bắt tay vào xây dựng thương hiệu riêng cho ngành hàng của mình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần phải giải tỏa.

 

Theo bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Thủy sản Việt Nam, việc xây dựng thương hiệu nông sản, thực phẩm không chỉ dừng lại ở việc thiết kế logo hay khẩu hiệu, mà quan trọng là cần làm cho người tiêu dùng hiểu hơn về đất nước sản xuất ra sản phẩm đó và chuỗi giá trị bền vững, trong đó có những cam kết về chất lượng. Đây là điểm cốt lõi khi xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế.

 

Do đó, để thương hiệu quốc gia phát triển được rất cần có sự cam kết mạnh mẽ của các bên tham gia vào chuỗi giá trị, từ Chính phủ cho đến các doanh nghiệp, khi đó mới đưa thương hiệu Việt tỏa sáng trên thị trường thế giới.

BCSI
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang