Thời trang Việt quyết liệt giữ “sân nhà”

Thời trang Việt quyết liệt giữ “sân nhà”

Tại thị trường trong nước, một số thương hiệu thời trang như Blue exchange, Ninomaxx, PT 2000 hay  An Phước, Việt Tiến, May 10... đều có kế hoạch định vị riêng trước “làn sóng” đổ bộ của các thương hiệu ngoại. 


Sự lên ngôi của thương mại điện tử đã đặt ngành bán lẻ truyền thống, với hình ảnh đại diện là các cửa hàng trên đường phố, vào tình thế bị đe dọa. Ngày nay, thương mại điện tử và số hóa tác động đến 56% doanh thu của cửa hàng truyền thống. Trong khi đó, thương mại điện tử đã chiếm gần 10% doanh thu bán lẻ ở Mỹ và đang tăng trưởng với tốc độ gần 15% mỗi năm. Thương mại điện tử đã vượt ra khỏi sự giới hạn của việc “mua hoặc bán thứ gì đó trên một trang web” và thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt phương thức tương tác mới dựa vào công nghệ để giao thương hàng hóa.

Dựa vào các số liệu thống kê cũng như các cuộc phân tích từ hơn 60 sáng kiến về thương mại điện tử của các thương hiệu và nhà bán lẻ trên toàn cầu, công ty tiếp thị số hóa Absolunet, có trụ sở ở Montreal (Canada), đã đưa ra lời dự báo sáu xu hướng nổi bật của thương mại điện tử trong năm 2018 này.

Thực tế ảo tăng cường


 
Ứng dụng AR có tên gọi IKEA Place của hãng nội thất IKEA cho phép khách hàng xem hình ảnh ảo 3D của một sản phẩm nội thất trong không gian thực tế thông qua màn hình điện thoại thông minh.
 

Dù còn khá mới mẻ trong năm 2017 nhưng bước sang năm 2018, công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) sẽ trở thành động lực giúp doanh thu của thương mại điện tử tăng trưởng. Công nghệ AR được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ vào năm nay khi các công ty thương mại điện tử tung ra các phần mềm ứng dụng AR, cho phép khách hàng sử dụng các thiết bị di động để hình dung sản phẩm họ muốn mua trông sẽ như thế nào trong môi trường thực tế. Khi mua sắm trực tuyến, khách hàng có thể phải phát huy hết mức trí tưởng tượng về một chiếc ghế sofa có phù hợp với ngôi nhà hay văn phòng của họ hay không, hoặc chiếc áo sẽ trông như thế nào khi được khoác trên người họ.

Công nghệ AR giúp người tiêu dùng vượt qua thách thức bằng cách chuyển trí tưởng tượng thành hiện thực. Chẳng hạn, năm ngoái, hãng nội thất Thụy Điển IKEA tung ra ứng dụng AR có tên gọi IKEA Place, cho phép khách hàng kiểm tra xem một sản phẩm nội thất mà họ định mua có phù hợp với căn phòng ở nhà họ hay không.

Khách hàng chỉ cần bật camera của điện thoại thông minh (smartphone) và chĩa vào không gian của một căn phòng, sau đó mở ứng dụng IKEA Place để chọn hình ảnh ảo 3D của một món đồ nội thất, rồi lấy tay rê hình ảnh đó, đặt vào không gian của căn phòng đang hiển thị trên màn hình điện thoại để xem nó có hợp với căn phòng đó hay không.

AR sẽ là một động lực thúc đẩy doanh thu bán hàng đặc biệt là những mặt hàng kích cỡ lớn. AR sẽ giúp giảm tỷ lệ trả lại hàng cho nhà cung cấp, với giá trị lên đến 260 tỉ đô la/năm ở Mỹ.

Khảo sát trực tuyến, mua trực tiếp

Hiện nay, nhiều khách hàng có xu hướng khảo sát sản phẩm trực tuyến rồi đến cửa hàng để mua trực tiếp. Một cuộc khảo sát của Google vào năm ngoái cho thấy 18% số khách hàng tìm hiểu về món hàng ở thị trường địa phương thông qua thiết bị di động sẽ đến mua hàng ở cửa hàng trên phố trong vòng 24 giờ sau đó. Theo một bản nghiên cứu của công ty tiếp thị InReality, 91% số người tiêu dùng cho biết họ thường khảo sát giá cả, hình ảnh hàng hóa trên mạng trước khi đến mua ở cửa hàng trực tiếp.

Do vậy, tỷ lệ lượt xem hàng trên mạng, sau đó đến cửa hàng trên phố để mua hàng (research online, purchase offline – ROPO) sẽ là thước đo mới đối với mức độ thành công của các nhà bán lẻ trong chiến lược số hóa. Dựa vào tỷ lệ ROPO, các nhà bán lẻ giờ đây hoàn toàn có thể nắm được có bao nhiêu doanh thu từ cửa hàng trực tiếp được tạo ra nhờ chi phí đầu tư cho số hóa. Các công cụ để đo tỷ lệ ROPO của một nhà bán lẻ, giờ ngày càng trở nên hiện đại và được tiếp cận rộng rãi.

Chẳng hạn nhà sản xuất xe đạp Primeau Velo (Canada) có tỷ lệ ROPO 9-1, có nghĩa là cứ mỗi một đô la Mỹ doanh nghiệp chi tiêu cho quảng bá sản phẩm trên mạng Internet sẽ mang về doanh thu 9 đô la tại cửa hàng truyền thống.

Nhà bán lẻ thời trang và nội thất Matalan (Anh) cũng phát hiện rằng cứ mỗi một bảng Anh chi cho quảng cáo AdWords trên Google sẽ mang về cho họ 46 bảng doanh thu, trong đó 31 bảng là doanh thu từ cửa hàng trực tiếp.

Thanh toán di động lên ngôi

Thanh toán di động sẽ trở thành một tiện ích mà bất cứ khách hàng mua sắm trực tuyến nào cũng muốn thực hiện và không một nhà bán lẻ nào có thể phớt lờ nó. Tiến bộ của công nghệ thanh toán trên di động bao gồm dấu vân tay và nhận dạng khuôn mặt sẽ gia tăng tỷ lệ các giao dịch được hoàn thành trên thiết bị di động.

Thanh toán di động đang trở thành phương thức chi trả được yêu thích khi mua hàng trực tuyến, trong bối cảnh Google, Samsung và Apple đua nhau triển khai các công nghệ thanh toán di động tân tiến. Hiện tại, 10% khách hàng của thương hiệu cà phê Starbucks ở Mỹ đặt mua và trả tiền đồ uống qua ứng dụng di động, rồi sau đó, đến cửa hàng lấy đồ uống mà không cần phải xếp hàng ở quầy chờ thanh toán. Nền tảng đặt mua và thanh toán qua ứng dụng di động của Starbucks được sử dụng nhiều đến nỗi có những lúc khách hàng đặt mua trực tuyến phải xếp hàng để chờ nhận đồ uống ở cửa hàng Starbucks. Trong lễ hội mua sắm Ngày Độc thân 2017 ở Trung Quốc, 90% trong tổng giá trị giao dịch hàng hóa 25,4 tỉ đô la qua các nền tảng thương mại điện tử của Alibaba được thực hiện qua ứng dụng di động.

AI giúp nâng cao sự trải nghiệm khách hàng

Nhờ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), sự trải nghiệm mua sắm trực tuyến sẽ được tối ưu hóa và cá nhân hóa đối với mỗi khách hàng. Khi các thương hiệu và các nhà bán lẻ tận dụng tốt hơn dữ liệu và thói quen mua sắm của khách hàng, họ có thể triển khai các sáng kiến nhắm đến một nhóm đối tượng khách cụ thể nào đó.

Năm 2018 sẽ chứng kiến sự thay đổi trong chiến lược tiếp thị nhắm đến khách hàng mục tiêu của các thương hiệu và nhà bán lẻ. Họ không nhất thiết phải tiếp thị đến một nhóm nhân khẩu học rộng lớn được xác định sẵn, thay vào đó, họ có thể nhắm đến nhóm khách hàng có chung một sở thích nào đó.

Chẳng hạn, công ty phát sóng video trực tuyến Netflix đã từ bỏ chiến lược tiếp thị theo phân phúc địa lý của khách hàng, thay vào đó, công ty này đang chia nhỏ 93 triệu người sử dụng toàn cầu thành 1.300 nhóm riêng biệt và mỗi nhóm này có chung mỗi “khẩu vị” phim ảnh và show truyền hình. Chẳng hạn như đối với nhóm yêu thích thể loại phim kinh dị, Netflix sẽ đưa ra các gợi ý xem những phim kinh dị mới ra mắt.

Mua hàng với trợ lý ảo giọng nói

Năm 2018, xu hướng mua sắm trực tuyến bằng giọng nói nhờ sự hỗ trợ của trợ lý ảo giọng nói, đặc biệt là ở Mỹ, sẽ lên ngôi. Các sản phẩm loa thông minh như Google Home hay Amazon Echo với sự hỗ trợ của các trợ lý ảo giọng nói Google Assistant hay Amazon Alexa. cho phép người tiêu dùng dễ dàng thực hiện điều này.

Tập đoàn thương mại điện tử Amazon đã triển dịch vụ mua sắm bằng giọng nói cách đây hơn một năm và đang thống lĩnh ở thị trường này. Các bà nội trợ có thể đặt lệnh mua thực phẩm từ Amazon bằng cách nói ra các yêu cầu mua cho trợ lý ảo Alexa được tích hợp trong thiết bị loa thông minh Echo của Amazon dù họ có thể đang bận tay chế biến bữa tối hay lau nhà.

Hồi tháng 7, chuỗi nhà hàng Domino’s Pizza cho phép khách hàng ở Anh đặt mua pizza thông qua trợ lý ảo Alexa được tích hợp trong các loa thông minh của Amazon. Hãng gọi xe Lyft (Mỹ) cũng cho phép khách gọi xe bằng cách nói trực tiếp vào loa thông minh Amazon Echo.

Bắt đầu từ tháng 10-2017, khách hàng có thể đặt mua hàng triệu sản phẩm của Walmart bằng giọng nói thông qua nền tảng thương mại điện tử Google Express của hãng Google. Để mua hàng bằng giọng nói, khách hàng phải mua loa thông minh Google Home hoặc Google Home Mini rồi sau đó, kết nối tài khoản Walmart với tài khoản Google Express của họ. Các công ty như Target, Costco, Kohl’s, Bed Bath & Beyond, Staples, Walgreens...cũng có những thỏa thuận hợp tác mua sắm bằng giọng nói tương tự với Google Express.

Một nghiên cứu của công ty phân tích thị trường comScore dự báo đến năm 2020, ít nhất 50% tổng số lượt tìm kiếm trên các trang web sẽ được thực hiện bằng giọng nói.

Mua sắm bằng hình ảnh

Tìm kiếm sản phẩm bằng hình ảnh sẽ là một xu hướng nổi bật trong năm 2018 và về cơ bản nó thay đổi bản chất thưc sự của khái niệm tìm kiếm trên Internet vốn dựa vào các từ khóa.

Thay vì gõ từ khóa về sản phẩm, người tiêu dùng sẽ đưa hình ảnh sản phẩm vào thanh tìm kiếm trên các trang web hay ứng dụng mua sắm rồi nhấn Enter để tìm các sản phẩm tương tự. Khi công nghệ tự động phân tích hình ảnh trở thành một chuẩn mực cho các thiết bị di động, người tiêu dùng có thể chụp ảnh của một sản phẩm rồi tìm kiếm chính xác sản phẩm đó hoặc sản phẩm tương tự trên các trang web mua sắm.

Các nhà bán lẻ tích hợp tính năng tìm kiếm hình ảnh trong chiến lược thương mại điện tử sẽ được tưởng thưởng xứng đáng vì họ có thể gia nhập các thị trường mới dựa vào chất lượng và tính đa dạng của hình ảnh sản phẩm mà họ cung cấp khi ngôn ngữ hoặc tên sản phẩm không còn là rào cản đối với việc giúp khách hàng phát hiện các sản phẩm đang được chào bán. Chẳng như thanh công cụ tìm kiếm hình ảnh của eBay cho phép người dùng sử dụng hình ảnh do họ chụp hoặc hình ảnh họ thấy trên mạng Internet để thực hiện lệnh tìm kiếm các sản phẩm tương tự trên eBay.

Tương tự, công ty nội thất Houzz (Mỹ) cũng tích hợp tính năng tìm kiếm hình ảnh Visual Match trên trang web Houzz.com và ứng dụng di động Houzz, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và mua các sản phẩm nội thất giống như những hình ảnh một sản phẩm mà họ thấy trên mạng. Công cụ này sẽ quét hình ảnh do người dùng đưa lên để tìm các sản phẩm tương tự từ tám triệu sản phảm đang được Houzz chào bán từ bàn ghế cho đến đèn ngủ, giá sách...

Theo TBNH

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang