Độ phủ và sức ảnh hưởng của các thương hiệu ngành khí LPG trong Quý I/2025

Độ phủ và sức ảnh hưởng của các thương hiệu ngành khí LPG trong Quý I/2025

Trong bối cảnh thị trường năng lượng đang chuyển dịch mạnh mẽ, khí hóa lỏng (LPG) ngày càng trở thành một nguồn năng lượng quan trọng nhờ tính linh hoạt, hiệu quả và thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp trong ngành khí LPG đã nỗ lực xây dựng và phát triển thương hiệu để tận dụng tiềm năng của thị trường này. Trong đó, các tên tuổi trong ngành như Petrolimex (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam), PV GAS (Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP), Saigon Petro (Công ty TNHH một thành viên Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh), Petro Miền Trung (Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Petro Miền Trung), MT GAS (Công ty Cổ phần MT Gas), Anpha Petrol (CTCP Tập đoàn Dầu khí An Pha), NSH PETRO (CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu) và TotalEnergies LPG Việt Nam (Công Ty TNHH TotalEnergies LPG Việt Nam) đang cạnh tranh mạnh mẽ để chiếm lĩnh thị phần. Mỗi thương hiệu đều có chiến lược riêng biệt trong việc củng cố hình ảnh và gia tăng sự hiện diện trên thị trường, tuy nhiên, mức độ thành công và sự đón nhận từ công chúng có sự khác biệt rõ rệt. Bài viết này sẽ phân tích và so sánh những điểm mạnh, điểm yếu của từng thương hiệu trong ngành khí LPG tại Việt Nam.

Nguồn:VIBIZ

Tổng quan về nhận diện và sức ảnh hưởng

Trong quý I/2025, PetrolimexPV GAS tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu khi chiếm lần lượt 57,6%33,5% tổng lượng đề cập trên các nền tảng truyền thông, bỏ xa các đối thủ còn lại. Saigon Petro, NSH PETROTotalEnergies LPG Việt Nam theo sau với tỷ lệ khiêm tốn, lần lượt chiếm 3,9%, 2,9%1,1%. Các thương hiệu nhỏ như Petro Miền Trung, MT GASAnpha Petrol gần như không tạo được dấu ấn đáng kể. Kết quả cho thấy sự áp đảo rõ rệt của hai “ông lớn” trong ngành khí LPG, đồng thời đặt ra thách thức không nhỏ cho nhóm thương hiệu còn lại nếu muốn cải thiện hiện diện truyền thông trong thời gian tới.

Thống kê lượng đề cập

(Nguồn: Vibiz Monitoring, quý I/2025)

Sự hiện diện trên mạng xã hội (MXH) và ngoài MXH

Trong quý I/2025, trên nền tảng mạng xã hội, Petrolimex chiếm ưu thế tuyệt đối với 67,4% tổng lượng đề cập, cho thấy mức độ quan tâm và thảo luận cao từ cộng đồng trực tuyến. PV GAS xếp thứ hai với 25,2%, duy trì sự hiện diện đáng kể nhưng vẫn cách biệt lớn so với Petrolimex. Các thương hiệu còn lại như Saigon Petro, NSH PETROAnpha Petrol đạt tỷ lệ đề cập rất thấp lần lượt chiếm 4,0%, 2,5% 0,8%, trong khi Petro Miền Trung, MT GASTotalEnergies LPG Việt Nam gần như không được nhắc đến trên mạng xã hội. Điều này phản ánh thách thức trong việc xây dựng hình ảnh và kết nối với người tiêu dùng số của nhóm thương hiệu nhỏ.

Ở kênh truyền thông ngoài MXH, Petrolimex tiếp tục dẫn đầu với 55,7% lượng đề cập, nhưng khoảng cách với PV GAS (với tỷ lệ 35,1%) thu hẹp hơn so với trên mạng xã hội, cho thấy sự cạnh tranh rõ nét hơn trên mặt trận truyền thông chính thống. Các thương hiệu khác như Saigon Petro, NSH PETROTotalEnergies LPG Việt Nam duy trì mức hiện diện nhất định với tỷ lệ đề cập ngoài MXH lần lượt là 3,9%, 3,0% và 1,3%, trong khi Petro Miền Trung, MT GASAnpha Petrol vẫn ở mức rất thấp.

Lượng đề cập trên MXH và ngoài MXH

(Nguồn: Vibiz Monitoring, quý I/2025)

Lượng tương tác

PetrolimexPV GAS tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu về mức độ tương tác với độc giả, mỗi thương hiệu nổi bật theo một khía cạnh riêng. Petrolimex áp đảo về khả năng lan tỏa với tỷ lệ chia sẻ đạt 92,6% và bình luận liên quan chiếm 53,8%, cho thấy sức ảnh hưởng sâu rộng và mức độ quan tâm cao từ cộng đồng mạng. Ngược lại, PV GAS ghi dấu ấn mạnh ở chỉ số lượt thích, chiếm 62,0%, phản ánh mức độ đồng thuận và thiện cảm lớn từ người dùng, dù tỷ lệ chia sẻ và thảo luận thấp hơn so với Petrolimex. Saigon Petro chỉ ghi nhận mức tương tác khiêm tốn dưới 2% trên tất cả các chỉ số. Thực tế này cho thấy, lượng tương tác hiện đang tập trung vào hai thương hiệu dẫn đầu, trong khi phần lớn các doanh nghiệp khác vẫn chưa thu hút và duy trì được sự quan tâm từ độc giả.

(Nguồn: Vibiz Monitoring, quý I/2025)

Sắc thái thương hiệu

Về đề cập tích cực, Petrolimex dẫn đầu với tỷ lệ 58,1%, cho thấy hình ảnh thương hiệu không chỉ phủ sóng rộng rãi mà còn được đánh giá cao trên các nền tảng truyền thông. PV GAS giữ vị trí thứ hai với 33,3%, tiếp tục duy trì mức độ tín nhiệm tốt từ công chúng. Trong khi đó, các thương hiệu như Saigon Petro, TotalEnergies LPG Việt NamNSH PETRO ghi nhận tỷ lệ tích cực ở mức thấp, lần lượt chiếm 3,8%, 2,4%1,4%. Các thương hiệu còn lại có tỷ lệ đề cập tích cực không đáng kể (dưới 1%), thậm chí MT GAS không ghi nhận đề cập tích cực nào. Kết quả này phản ánh sự phân hóa rõ rệt trong mức độ yêu thích và uy tín giữa nhóm thương hiệu dẫn đầu và phần còn lại của thị trường.

(Nguồn: Vibiz Monitoring, quý I/2025)

Bên cạnh đó, PetrolimexPV GAS không chỉ chiếm tỷ lệ đề cập tích cực cao mà đồng thời cũng là hai thương hiệu có tỷ lệ đề cập tiêu cực lớn nhất, lần lượt là 59,9%32,3%. Điều này cho thấy mức độ quan tâm cao đi kèm với áp lực dư luận lớn, đặc biệt trong bối cảnh giá cả, dịch vụ và nguồn cung khí có nhiều biến động. Saigon Petro chiếm 3,9% đề cập tiêu cực, trong khi các thương hiệu còn lại như NSH PETRO (chiếm 2,3%), TotalEnergies LPG Việt Nam (chiếm 0,8%) và MT GAS, Anpha Petrol (cùng chiếm 0,4%) ghi nhận tỷ lệ tiêu cực tương đối thấp. Petro Miền Trung không có đề cập tiêu cực nào trong kỳ. Mặc dù vậy, tỷ lệ tiêu cực thấp của các thương hiệu nhỏ phần nào phản ánh mức độ hiện diện truyền thông còn hạn chế, hơn là hiệu quả thực sự trong việc kiểm soát hình ảnh thương hiệu.

(Nguồn: Vibiz Monitoring, quý I/2025)

Phân tích sắc thái thương hiệu trong ngành khí LPG quý I/2025 cho thấy sự phân hóa rõ nét giữa nhóm thương hiệu dẫn đầu và phần còn lại, không chỉ về mức độ hiện diện mà còn ở cách công chúng đánh giá và tương tác. Trong khi Petrolimex và PV GAS tạo được độ phủ và sức hút lớn, các thương hiệu còn lại vẫn gặp khó khăn trong việc thu hút sự chú ý và xây dựng hình ảnh tích cực. Để thu hẹp khoảng cách và nâng cao vị thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần tái cấu trúc chiến lược truyền thông theo hướng lấy người tiêu dùng làm trung tâm, chú trọng truyền tải thông điệp rõ ràng, phản hồi nhanh chóng và tăng cường tính kết nối trên mạng xã hội.

VIBIZ
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang