Góc nhìn thị trường phân bón qua dữ liệu thảo luận Quý I/2025

Góc nhìn thị trường phân bón qua dữ liệu thảo luận Quý I/2025

Quý I/2025, thị trường phân bón ghi nhận nhiều chuyển động rõ nét từ các thương hiệu lớn như LAS (Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Supe Lâm Thao, NPK Lâm Thao); PVFCCo (Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, đạm Phú Mỹ, NPK Phú Mỹ, DAP Phú Mỹ); PVCFC (Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau); BFC (Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Đầu Trâu NPK, Đầu Trâu Organic); HPC (Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, đạm Hà Bắc); NFC (Công ty Cổ phần Phân lân Ninh Bình, lân Ninh Bình, NPK Ninh Bình). Báo cáo này được thực hiện dựa trên kết quả thu thập và phân tích từ Vibiz, tập trung vào việc đánh giá sắc thái thương hiệu qua các chỉ số như lượng đề cập, mức độ tương tác và cảm xúc người tiêu dùng. Mục tiêu giúp cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn toàn diện về tình hình truyền thông và mức độ hiện diện của các thương hiệu trong ngành phân bón hiện nay.

Nguồn:BCSI-VIBIZ

Tổng quan đề cập và sự nhận diện của thương hiệu phân bón

Trong quý I/2025, LAS dẫn đầu về tổng lượng đề cập với 43,3 đồng thời duy trì mức độ tiếp cận khá cân bằng giữa mạng xã hội (39,2%) và ngoài mạng xã hội (44%) cho thấy sự kết hợp hiệu quả giữa các kênh trực tuyến. Đây là dấu hiệu cho thấy LAS đã tận dụng tốt cả hai kênh để gia tăng sự hiện diện và tương tác với người tiêu dùng.

Thống kê đề cập

(Nguồn: Vibiz monitoring, quý I/2025)

PVFCCo đứng thứ hai với tổng lượng đề cập đạt 16,3%. Trong đó lượng đề cập ngoài mạng xã hội cao (chiếm 18,4%) và trên mạng xã hội (chiếm 4,4%), điều này phản ánh chiến lược chủ yếu của PVFCCo trong việc tập trung vào các phương thức truyền thông ngoài nền tảng số để duy trì mức độ nhận diện thương hiệu.

NFC Giữ vị trí thứ ba với tổng lượng đề cập là 13,2%. NFC có mức độ tiếp cận trên mạng xã hội đạt 23,3%, cao hơn nhiều so với ngoài mạng xã hội là 11,4%. NFC  đang chú trọng phát triển các chiến lược truyền thông số để tăng cường sự hiện diện và thu hút người tiêu dùng.

Các thương hiệu PVCFC, BFC có lượt tiếp cận lần lượt là 12,8% và 10,8% có sự phân bổ tương đối giữa mạng xã hội và ngoài mạng xã hội, với PVCFC đạt 13,9% trên mạng xã hội và BFC đạt 7,4%. HPC có tổng lượng đề cập thấp nhất, chỉ đạt 3,6%, nhưng vẫn duy trì mức độ hiện diện trên mạng xã hội (chiếm 11,8%).

Lượng đề cập trong mạng xã hội và ngoài mạng xã hội của các thương hiệu

(Nguồn: Vibiz monitoring, quý I/2025)

Như vậy, các thương hiệu trong quý I/2025 đã áp dụng chiến lược tiếp cận khác nhau, với sự phân bổ không đồng đều giữa truyền thông trên mạng xã hội và ngoài mạng xã hội. LAS, PVFCCoNFC thể hiện sự phân bổ cân đối giữa các kênh trực tuyến với các phương thức khác nhau, trong khi PVCFCBFC nghiêng về một kênh chủ đạo. Dù có lượng đề cập thấp, HPC vẫn tập trung rõ nét vào mạng xã hội như một kênh tiếp cận chính.

Hiệu quả tương tác trên mạng xã hội

Lượng chia sẻ, like và bình luận

(Nguồn: Vibiz monitoring, quý I/2025)

Trong quý I/2025, Đạm Ninh Bình (NFC) ghi nhận hiệu suất nổi bật nhất về chỉ số chia sẻ với tỷ lệ lên đến 50,3%, đồng thời duy trì mức độ tương tác tương đối ổn định với 10,3% lượt like8,7% bình luận. Điều này cho thấy thương hiệu này đã thành công trong việc thúc đẩy người dùng lan tỏa thông tin và tham gia thảo luận.

Lâm Thao (LAS) xếp sau với 12,2% chia sẻ, nhưng lại vượt trội ở hai chỉ số còn lại với 23,5% like20,6% bình luận. Mức chênh lệch này cho thấy LAS chủ yếu thu hút sự quan tâm thông qua nội dung kích thích phản hồi hơn là kêu gọi chia sẻ.

PVCFC (Đạm Cà Mau) cũng gây ấn tượng mạnh khi đạt mức cao ở cả ba chỉ số: 62,9% like, 62,2% bình luận29,9% chia sẻ. Điều này phản ánh chiến lược nội dung hiệu quả, cân bằng giữa việc tạo tương tác và khuếch tán thông tin.

PVFCCo (Phú Mỹ) lại có mức tương tác khá khiêm tốn với 1,6% like, 1,2% bình luận và chỉ 0,8% chia sẻ, cho thấy cần tăng cường hơn về nội dung hoặc chiến dịch truyền thông để thu hút người dùng.

HPCBFC có mức độ tương tác thấp nhất trong tất cả các chỉ số. HPC đạt 1,5% like, 5% bình luận, và 6,6% chia sẻ, trong khi BFC lần lượt chỉ đạt 0,3%, 2,3%0,2%. Những con số này cho thấy hai thương hiệu cần có sự điều chỉnh đáng kể trong cách tiếp cận để cải thiện hiệu quả tương tác.

Sắc thái tích cực và tiêu cực trong thảo luận thương hiệu

Lượng đề cập tích cực, tiêu cực

(Nguồn: Vibiz monitoring, quý I/2025)

Dựa vào số liệu, PVCFC ghi nhận tỷ lệ phản hồi tích cực cao với 11,4% và tỷ lệ phản hồi tiêu cực cũng gần tương đối (14,2%), cho thấy sự cân bằng trong cảm nhận của cộng đồng. LAS mặc dù có tỷ lệ phản hồi tiêu cực cao (37,9%), nhưng tỷ lệ phản hồi tích cực của thương hiệu cao hơn với 40,3%, phản ánh tín hiệu tích cực từ cộng đồng, tuy nhiên cũng còn tồn tại một phần lớn ý kiến không hài lòng.

PVFCCo ghi nhận tỷ lệ phản hồi tích cực 19,9% và tỷ lệ phản hồi tiêu cực 14,2%, cho thấy thương hiệu này đã cải thiện một phần trong việc quản lý và điều chỉnh hình ảnh nhưng vẫn cần nỗ lực để giảm thiểu ý kiến tiêu cực. BFCHPC có tỷ lệ phản hồi tích cực khá ổn định (13,6% và 2,5%), tuy nhiên mức độ tiêu cực của hai thương hiệu này không quá lớn (12,9% và 3,0%), cho thấy họ vẫn duy trì được sự gắn kết ổn định với cộng đồng.

NFC có tỷ lệ phản hồi tiêu cực cao (17,7%), ngược lại, phản hồi tích cực của thương hiệu này lại ở mức khá thấp (12,3%), điều này cho thấy NFC cần tập trung cải thiện hình ảnh và nâng cao mức độ tương tác tích cực từ người dùng.

Trong quý I/2025, các thương hiệu phân bón đã triển khai đa dạng chiến lược truyền thông với mức độ hiệu quả khác nhau trên từng phương diện: mức độ đề cập, hiệu suất tương tác và sắc thái cảm xúc. LAS giữ vai trò nổi bật về mức độ nhận diện và phản hồi tích cực, trong khi PVCFC cho thấy sự bứt phá toàn diện trên các nền tảng số. NFC gây ấn tượng ở khả năng chia sẻ nhưng còn nhiều dư địa cần cải thiện về hình ảnh. Các thương hiệu còn lại như PVFCCo, BFC và HPC vẫn đang trong quá trình hoàn thiện chiến lược tiếp cận.

Sự khác biệt rõ rệt giữa các thương hiệu về tỉ trọng đề cập, cách phân bổ kênh truyền thông và cảm xúc công chúng là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp điều chỉnh thông điệp, nâng cao khả năng tương tác, đồng thời xây dựng hình ảnh thương hiệu bền vững và phù hợp hơn với kỳ vọng từ cộng đồng.

BCSI-VIBIZ
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang