Nhìn lại 1 năm của Sabeco sau khi về tay tỷ phú người Thái

Nhìn lại 1 năm của Sabeco sau khi về tay tỷ phú người Thái

Việc nắm quyền kiểm soát Sabeco đã làm gia tăng đáng kể danh mục đầu tư vốn rất đồ sộ tại Việt Nam của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi - một trong những người giàu nhất Thái Lan. Tuy nhiên, trong năm 2018, là năm đầu tiên về tay người Thái, Sabeco vẫn tiếp tục sụt giảm 11% lợi nhuận.

 


Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV và cả năm 2018 với việc lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm đầu tiên kinh doanh dưới sự điều hành của các ông chủ người Thái.

__F8EaVPhlrdZF-N30J4JzOIpl22iRa9Xa_yVamNpFWYpP5TsTnDtH7_Y1cmb-oqbfaqoDq_0XI_xkEkZ4ZwPjeda4WxVD5SIzdX747Rf2p40lYvQENTCjl1nI9AhvvY2Ct-A3Xn

Năm đầu về tay tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi , lãi ròng Sabeco sụt giảm.

Cụ thể, tính riêng quý IV/2018, Sabeco ghi nhận mức doanh thu giảm nhẹ so với cùng kỳ đạt 10.406 tỷ đồng. Trong khi đó, giá vốn tăng đã khiến lợi nhuận gộp công ty thu về giảm 11%, chỉ đạt 2.184 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu khiến giá vốn tăng trong quý vừa qua do giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh và Sabeco cùng ngành bia, rượu trong nước phải chịu áp lực từ việc thuế Tiêu thụ đặc biệt tăng từ 60% lên 65% trong năm 2018.

Điểm sáng của công ty là việc cắt giảm được chi phí vận hành và quản lý doanh nghiệp, nhưng chi phí bán hàng lại tăng hơn 7%. Cùng với sự sụt giảm lợi nhuận gộp đã khiến lợi nhuận trước thuế công ty thu về giảm tới 27%, chỉ còn 1.133 tỷ đồng.

Tỷ suất lợi nhuận cũng giảm tương ứng xuống còn 21% từ mức 23,4% kỳ trước đó.

Lũy kế cả năm 2018, doanh nghiệp này thu về hơn 36.000 tỷ đồng doanh thu, tăng nhẹ 5% so với năm trước. Trong đó, tăng doanh thu chủ yếu tập trung vào mặt hàng bia và bao bì vật tư, trong khi các mảng còn lại bao gồm nước giải khát, rượu… sụt giảm.

Kết quả, Sabeco thu về khoản lợi nhuận trước thuế 5.387 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế thu về cũng giảm tương ứng chỉ còn 4.400 tỷ đồng.

Như vậy, dù vượt mục tiêu đề ra hồi giữa năm, nhưng lợi nhuận đạt được trong năm nay của công ty đã tăng trưởng âm với năm trước đó. Đây cũng là năm đầu tiên chỉ tiêu kinh doanh này của Sabeco đi lùi sau 6 năm tăng liên tiếp.

Đặc biệt, báo cáo lần này của Sabeco cũng cho biết năm vừa qua công ty phát sinh nghĩa vụ phải nộp thuế và các khoản phải nộp nhà nước lên tới 9.650 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2018, công ty đã đóng tổng cộng 9.681 tỷ tiền thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước khác.Trong đó, hơn 70% là tiền thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm đồ uống có cồn. Do khoản thuế này năm qua tăng lên 65%, nên doanh thu chỉ tăng nhẹ nhưng khoản thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của Sabeco lại tăng khá nhiều so với năm trước đó.

Ngoài ra, một số khoản thuế công ty đã nộp có giá trị lớn năm qua phải kể tới thuế giá trị gia tăng 1.442 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp 1.141 tỷ; thuế thu nhập cá nhân 151 tỷ; thuế xuất, nhập khẩu 30 tỷ…

Ban lãnh đạo Sabeco cũng nhắc tới việc nhận được các quyết định cưỡng chế hơn 3.100 tỷ tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính với thuế tiêu thụ đặc biệt giai đoạn 2007-2015 từ Cục thuế TP.HCM.

Tuy nhiên, lãnh đạo công ty này khẳng định không có hành vi sai phạm trong việc kê khai, tính và nộp thuế Tiêu thụ đặc biệt và công ty này cũng cho biết luôn thực hiện đúng hướng dẫn bằng văn bản của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Cục thuế TP.HCM trong những năm qua về vấn đề này. Và đến 2/1, Sabeco đã nhận được các quyết định dừng thi hành các quyết định cưỡng chế nêu trên từ Cục thuế TP.HCM.

Cổ đông Thái sau khi mua hơn 53% cổ phần tại Sabeco từ tay Bộ Công thương vào cuối năm 2017 đã chính thức tiếp quản và điều hành công ty này từ tháng 4.2018. Hiện phần lớn ban điều hành và Hội đồng quản trị đều thuộc người có liên quan đến Tập đoàn Thaibev - cổ đông ngoại sở hữu vốn chi phối tại Sabeco. Mới đây nhất, Sabeco cũng đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận quyết định việc mở room ngoại lên 100%.

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang