Tổng kết Diễn đàn Đầu tư tiếp thị và bán lẻ Việt Nam

Tổng kết Diễn đàn Đầu tư tiếp thị và bán lẻ Việt Nam

Với mong muốn muốn tìm ra những giải pháp giúp các nhà đầu tư và định hướng phát triển cho tương lai đối với thị trường bán lẻ tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng phối hợp với Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam và Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức “Diễn đàn đầu tư tiếp thị và bán lẻ Việt Nam” vào sáng nay 20/3/2019 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội.


Đây là một diễn đàn đa chiều, thảo luận và phát triển về đầu tư tiếp thị và thúc đẩy thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Qua đây, các nhà quản lý, doanh nghiệp và nhà đầu tư đã có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác mở rộng để đưa thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển đa dạng.

Trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn, PGS.TS. Lê Xuân Đình, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo đã đưa ra những cơ hội và thách thức đối với thị trường bán lẻ Việt Nam. Những năm gần đây thị trường này đã có những bước phát triển đáng kể, là một trong sáu ngành nghề thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra diện mạo mới cho thị trường, gia tăng cơ hội lựa chọn tốt hơn đối với người tiêu dùng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp Việt NAm đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không tính đến những hạn chế của bản thân doanh nghiệp và những khó khăn khách quan khác.

XIf2tyQqbaIviMHvvR9C1oYWOVP1Kw81GRrnQzyOtFqJW7NEPa7Z39XaVTQpaDheu72xQtCYYgUddPR5DrWfsifYxDXbKwsAkPg5ig9wTIQkuKVvPo-k1CORL5imOq_zQSs-o7PE

Một số đại biểu tham dự diễn đàn.

Với những cơ hội và thách thức đó, diễn đàn đã thảo luận xoay quanh 6 chủ đề chính:

Thứ nhất, Phát triển thị trường bán lẻ trong nước gắn với phát triển bền vững: Đưa quan điểm cho vấn đề này, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhận định, cần có giải pháp toàn diện và hệ thống mà xây dựng môi trường kinh doanh là ưu tiên hàng đầu và tiền đề cho mục tiêu để lựa chọn bước đi đúng đắn, chính xác trong từng thời kỳ.

Cụ thể là cần có mục tiêu dài hạn và hướng đi cụ thể, đúng đắn có lộ trình gắn với xu thế phát triển của thương mại điện tử và ứng dụng hiệu quả thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh bán lẻ. Trong đó, hệ thống chính sách thực thi sẽ hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho các doanh nghiệp bán lẻ và các doanh nghiệp trong nước liên quan đến hoạt động bán lẻ.

“Cần phát triển thị trường bền vững trên cơ sở đa dạng hóa các phương thức bán lẻ, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng thương mại bán lẻ và các hạ tầng xã hội để tăng tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, tăng thu nhập cho người dân và doanh nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội”, bà Nga chỉ rõ.

Thứ hai, Khuynh hướng bán lẻ trên thế giới và Việt Nam: Bà Đặng Thúy Hà, Giám đốc khu vực miền Bắc, Nielsen Việt Nam đã chỉ ra xu hướng bán lẻ trên thế giới hiện nay gắn với ý tưởng mới, dịch vụ, nhãn hiệu riêng, marketing và hoạt động xã hội và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, vị đại diện Nielsen này cũng đưa ra khuynh hướng bán lẻ là bán hàng đa kênh, cửa hàng nhỏ sẽ là tương lai, nhu cầu tiện lợi, cuộc cách mạng sức khỏe và đổi mới cải tiến. Từ những khuynh hướng trên, bà Hà đã có một số gợi ý cho các doanh nghiệp bán lẻ: (1) Nghiên cứu xây dựng mô hình bán hàng đa kênh và cung cấp cho khách hàng sự trải nghiệm liền mạch; (2) Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe là cơ hội cho nhãn hiệu riêng hoặc sản phẩm phân phối độc quyền; (3) Khai thác các giải pháp công nghệ, dịch vụ tiện ích đáp ứng nhu cầu tiện lợi của khách hàng; (4) Đối với mô hình cửa hàng nhỏ, cần có hiểu bết sâu sắc về người mua hàng nhằm vào 4 yếu tố cơ bản: tối ưu danh mục sản phẩm, đáng giá đồng tiền, tiết kiệm thời gian và khuyến khích mua sắm thường xuyên; (5) Đảm bảo yếu tố “mới lạ” về sản phẩm và dịch vụ nhằm kích thích mua sắm và sự trung thành của khách hàng.

Thứ ba, Giải pháp nghiên cứu ứng dụng công nghệ hướng đến tối ưu hóa đầu tư và vận hành cho các nhà bán lẻ: Bà Lưu Bảo Vân, Giám đốc Điều hành dự án Intage Việt Nam đã chỉ ra rằng trước khi đưa ra giải pháp chúng ta cần nhìn nhanh: người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh và môi trường kinh doanh. Và 3 công nghệ mà bà Vân đưa ra để ứng dụng là AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data (dữ liệu lớn) và E-commerce data (dữ liệu thương mại điện tử)

Thứ tư, Công nghệ thay đổi thị trường bán lẻ

Thứ năm, Kinh nghiệm đầu tư cho tiếp thị và bán lẻ

Thứ sáu, Đầu tư nước ngoài vào thị trường bán lẻ Việt Nam

Chia sẻ tại diễn đàn, ông Vũ Vinh Phú - chuyên gia ngành bán lẻ cho biết, giai đoạn 2018-2020 thực sự sẽ là giai đoạn tăng tốc cho các nhà bán lẻ ở thị trường nội địa. Đây cũng là thời điểm mà sự cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài giữa các kênh bán hàng hiện đại và kênh bán hàng truyền thống. Thời gian tới với sự phát triển của công nghệ thông tin được áp dụng rộng rãi sẽ đem lại năng suất lao động cao cho các nhà bán lẻ, đồng thời thay đổi những hành vi mua sắm của người tiêu dùng xã hội, các nhà bán lẻ cần sớm nhận biết vấn đề này để sử dụng những công nghệ tiên tiến vào quản lý kinh doanh của mình.

Ông Vũ Vinh Phú cho hay: “Giai đoạn tới là giai đoạn của bán hàng đa kênh cả trực tiếp và bán hàng online, mô hình bán lẻ kiểu liên doanh và bách hóa tổng hợp đã có lúc không còn phù hợp, thay vào đó là mô hình shopping mail, vừa bán hàng vừa có các dịch vụ tổng hợp như vui chơi, ăn uống, làm đẹp…”.

Ts. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh đã điều phối sự kiện một cách thành công tốt đẹp. Diễn đàn đã thu hút đông đảo sự quan tâm của các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng như các báo đài.

 

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang