Truyền thông Ngân hàng tháng 11/2024: Nắm bắt xu thế

Truyền thông Ngân hàng tháng 11/2024: Nắm bắt xu thế

Trong tháng 11/2024, các doanh nghiệp ngân hàng Vietcombank (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, VCB, Ngân hàng VCB); VietinBank (Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Viettinbank); Agribank (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Agribank); BIDV (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng BIDV); Techcombank (Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, TCB, Internet Banking Techcombank); MB Bank (Ngân hàng Quân đội, MBBank, Ngân hàng MB); PvcomBank (Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, Ngân hàng Đại chúng) VPBank (Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBank, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng) đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông tập trung vào việc xây dựng thương hiệu và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Báo cáo dưới đây của Vibiz nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về các xu hướng và hiệu quả của các chiến lược truyền thông mà các ngân hàng đang áp dụng, hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách hàng.

Nguồn:BCSI-VIBIZ

Tổng đề cập:

Tổng lượng đề cập của hai ngân hàng Vietcombank, Techcombank, cho thấy sự quan tâm đáng kể từ phía thị trường và công chúng. Vietcombank dẫn đầu với 25,4% cho thấy sức ảnh hưởng lớn và sự quan tâm cao của công chúng đối với các hoạt động, dịch vụ và chính sách của ngân hàng này. Trong khi đó, Techcombank theo sát với 21,4%, con số này phản ánh sự quan tâm đáng kể của thị trường đối với ngân hàng này, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng số và các dịch vụ tài chính trực tuyến.

Thống kê đề cập tháng 11/2024

(Nguồn: Vibiz tổng hợp)

Đề cập trên mạng xã hội:

Trong tháng 11/2024, Techcombank chiếm ưu thế rõ rệt với 34,8% lượng đề cập trên mạng xã hội, cho thấy sự hiện diện và ảnh hưởng mạnh mẽ của ngân hàng này trong các hoạt động truyền thông số. Vietcombank theo sát với 32%, thể hiện mức độ tương tác và sự quan tâm không kém từ phía công chúng.

Trong khi đó, VietinBank có tỷ lệ đề cập khá thấp, chỉ đạt 0,5% tổng lượng đề cập phản ánh sự hiện diện mờ nhạt trên các nền tảng mạng xã hội. Điều này xuất phát từ chiến lược truyền thông chưa được đầu tư mạnh mẽ hoặc chưa có các chiến dịch đủ hấp dẫn để thu hút sự chú ý của công chúng.

Sự chênh lệch này cho thấy sự khác biệt rõ rệt trong hiệu quả truyền thông và khả năng tạo dấu ấn thương hiệu của các ngân hàng trên không gian số.

Đề cập ngoài mạng xã hội:

Về đề cập ngoài mạng xã hội, BIDV đứng đầu với tỷ lệ 24,9%, thể hiện sự quan tâm lớn từ khách hàng và báo chí nhờ vào các hoạt động quảng bá mạnh mẽ và các dịch vụ nổi bật. Agribank theo sau với 20,5%, cho thấy vị thế ổn định và tầm ảnh hưởng trong truyền thông truyền thống.

Ngược lại, VietinBank chỉ chiếm 3,6% tổng lượng đề cập, thấp hơn nhiều so với ba ngân hàng trên, điều này phản ánh mức độ đầu tư vào truyền thông chưa cao hoặc sự tập trung vào các đối tượng khách hàng và thị trường cụ thể hơn.

Lượng tương tác trên mạng xã hội:

Lượng like, chia sẻ, bình luận tháng 11/2024

(đvt: %)

(Nguồn: Vibiz tổng hợp)

Lượng tương tác trên mạng xã hội giữa các ngân hàng Việt Nam cho thấy sự khác biệt rõ rệt trong mức độ tương tác của khách hàng khi Techcombank đang chiếm ưu thế vượt trội về mức độ tương tác trên các nền tảng mạng xã hội, phản ánh sự quan tâm và tham gia tích cực từ phía người dùng:

Techcombank dẫn đầu về cả ba hình thức tương tác chính (chia sẻ, like và bình luận). Cụ thể:

Techcombank hiện đang chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường với 44,9% tổng lượng chia sẻ, khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực của mình. Tỷ lệ này cho thấy khoảng cách lớn giữa Techcombank và các đối thủ khác như PVcombankVietinbank, khi mỗi ngân hàng chỉ đạt được 0,3% tổng lượng chia sẻ. Sự chênh lệch này phản ánh rõ nét năng lực cạnh tranh, chiến lược truyền thông của Techcombank.

Về lượng like, Techcombank cũng giữ vị trí đầu bảng với 45,1%, trong khi Vietcombank đứng thứ hai với 29,6%. Sự chênh lệch về tỷ lệ like giữa các ngân hàng cho thấy cuộc cạnh tranh không chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh doanh mà còn cả trong chiến lược truyền thông, hình ảnh thương hiệu và khả năng kết nối với khách hàng thông qua các kênh trực tuyến.

Đối với lượng bình luận, Techcombank tiếp tục dẫn đầu với 42,7%, bỏ xa MBBank chỉ với 0,7%. Khoảng cách lớn này cho thấy khả năng thu hút sự quan tâm và tương tác từ khách hàng của Techcombank vượt trội so với đối thủ. Để cải thiện tỷ lệ này, MBBank cần tập trung vào việc xây dựng các chiến dịch truyền thông sáng tạo hơn, khuyến khích khách hàng tham gia thảo luận thông qua các chương trình ưu đãi, minigame hoặc các nội dung có tính tương tác cao hơn.

Phản hồi cảm xúc:

Mặc dù tỷ lệ phản hồi tích cực vẫn ở mức cao 27,8%, đây là một tín hiệu tích cực cho thấy Vietcombank vẫn giữ được sự tin tưởng từ phần lớn khách hàng. Tuy nhiên, thảo luận tiêu cực tăng 11,4% so với tháng trước cho thấy việc kiểm soát và giảm thiểu phản hồi tiêu cực cần được ưu tiên để tránh ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu và hình ảnh của ngân hàng trên các kênh truyền thông số. Các giải pháp bao gồm tăng cường hệ thống hỗ trợ khách hàng, cải thiện trải nghiệm người dùng trên ứng dụng ngân hàng số và xử lý nhanh chóng các vấn đề phát sinh.

Mặt khác, Agribank ghi nhận tỷ lệ thảo luận tiêu cao, chiếm 19,4%, trong khi tỷ lệ thảo luận tích cực chỉ đạt 12%. Điều này cho thấy ngân hàng cần tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ cũng như đổi mới các phương pháp truyền thông để tăng cường mức độ tương tác và xây dựng lòng tin từ phía khách hàng. Việc nâng cao trải nghiệm người dùng, xử lý nhanh chóng các vấn đề phát sinh và triển khai các chiến dịch truyền thông sáng tạo sẽ giúp Agribank cải thiện hình ảnh thương hiệu và tạo thiện cảm tốt hơn trong mắt công chúng.

Sắc thái thảo luận của các ngân hàng tháng 11/2024

(đvt: %)

(Nguồn: Vibiz tổng hợp)

Nhìn chung, tháng 11/2024 tiếp tục là giai đoạn các ngân hàng đẩy mạnh sự hiện diện thương hiệu, tận dụng các ngày lễ cuối năm và các chương trình ưu đãi hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Techcombank đã ghi nhận thành công trong việc nâng cao hình ảnh thương hiệu thông qua vai trò nhà tài trợ, đơn vị tổ chức và đối tác đồng hành trong các sự kiện lớn. Bằng cách triển khai các chương trình ưu đãi lãi suất, tặng quà tri ân và khuyến mãi dịch vụ, các ngân hàng đã gia tăng sự hài lòng của khách hàng, góp phần nâng cao uy tín thương hiệu và thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp trong giai đoạn cuối năm.

BCSI-VIBIZ
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang