Trà Vinh là một tỉnh thuộc ĐBSCL, phía bắc giáp sông Tiền, phía nam giáp sông Hậu, phía đông giáp Biển Đông, với đường bờ biển dài 65km, có luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (kênh Tắt). Được biết, đây là 1 trong 5 dự án trọng điểm của tỉnh, cùng với:
+ Dự án Khu dược phẩm công nghệ cao TV.Pharm do Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm làm chủ đầu tư, với tổng mức vốn đầu tư lên đến 650 tỷ đồng, tại Cụm Công nghiệp Tân Ngại, đường Lê Văn Tám, ấp Tân Ngại, xã Lương Hòa, tỉnh Trà Vinh;
+ Dự án Nhà máy chế biến tôm xuất khẩu Thông Thuận Trà Vinh do Công ty Cổ phần Thủy sản Thông Thuận - Trà Vinh làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư là 150 tỷ đồng tại khóm 30/4, Phường 2, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh (thuộc Khu Kinh tế Định An);
+ Dự án Nhà máy điện gió V1-2 do Liên doanh Công ty Cổ phần tập đoàn Trường Thành Việt Nam và Công ty TNHH Tập đoàn điện lực Sermsang làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư là 2.232 tỷ đồng tại Bãi bồi ven biển, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh (thuộc Khu Kinh tế Định An);
+ Dự án Kho trung chuyển xăng dầu, nhà máy phối trộn xăng, dầu sinh học, trạm chiết nạp gaz do Công ty Cổ phần thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư là 150 tỷ đồng.
Ghi nhận sau chương trình Hội nghị xúc tiến đầu tư Trà Vinh – Tiềm năng cơ hội đầu tư và phát triển diễn ra vào ngày 15/1/2020, bên cạnh 5 dự án trọng điểm trên, Tỉnh cũng đã trao biên bản ghi nhớ cho 17 dự án đầu tư quan trọng trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp công nghệ cao, nhà máy chế biến rau chủ quả, điện gió, kinh tế biển, logistics… với tổng số vốn đầu tư lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
Cũng theo ông Lê Thành, Trà Vinh phù hợp tập trung phát triển các lĩnh vực: Khoa học công nghệ, Điện gió, Kinh tế biển và logistics. Vì vậy, Viện Kinh Tế Xanh đã tham gia tư vấn, kết nối các nguồn lực, đồng hành cùng tỉnh Trà Vinh thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vững. Kết quả bước đầu là 2 biên bản ghi nhớ đã được ký trong khuôn khổ hội nghị xúc tiến đầu tư lần này. Trong đó, UBND tỉnh Trà Vinh ký Biên bản ghi nhớ với Công ty TNHH Ernst Young Việt Nam về xúc tiến đầu tư các dự án kinh tế biển và ký biên bản ghi nhớ với Công ty International Port Engineering & Investments Limited (IPEI) về khai thác và xúc tiến đầu tư các dự án logistic, cảng biển, cảng sông trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, đáng chú ý là dự án xây dựng Làng khoa học công nghệ quốc tế Khởi Nghiệp Xanh (Làng KHCNQT). Đây là bước khởi đầu quan trọng để hiện thực hoá Mô hình kinh tế Xanh bền vững mà Viện Kinh Tế Xanh đã nghiên cứu, đề xuất cho tỉnh Trà Vinh.
Làng KHCNQT sẽ là một trung tâm khép kín bao gồm các không gian và cơ sở vật chất. phục vụ thử nghiệm khoa học và các hoạt động nghiên cứu; nơi tổ chức các hội nghị khoa học lớn, có tầm quốc tế, bao gồm cả điều kiện ăn ở nghỉ ngơi, nhằm quy tụ các nhà khoa học từ các nơi trên thế giới về, tạo cảm hứng thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ phát triển, kết nối với đại học Trà Vinh, thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực địa phương. Đây cũng là nơi tập trung các hoạt động nghiên cứu, tập trung phát triển các ngành công nghệ mũi nhọn như:
(i) Công nghệ sinh học: Phát triển các gIống thích ứng với các điều kiện biến đổi khí hậu, các mô hình nuôi thủy hải sản nước lợ và nuôi biển.
(ii) Nghiên cứu về các loại năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
(iii) Công nghệ hệ thống, các nghiên cứu về tối ưu logistics;
(iv) Các nghiên cứu về quy hoạch đô thị, công nghệ thông tin, quy hoạch không gian sống kiểu mẫu cho toàn bộ vùng ĐBSCL, làm tiền đề mẫu cho khu vực và thế giới.
Đi kèm theo đó, bản thân làng khoa học cũng được xây dựng với những mô hình quy hoạch và kiến trúc chuẩn, tạo ra một không gian sống vừa thẩm mỹ vừa phù hợp với tương lai biến đổi khí hậu, để tạo thành không gian sốn kiểu mẫu cho vùng.
Dự kiến, sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động, Làng KHCNQT sẽ là điểm đến hấp dẫn quy tụ các nhà khoa học trên toàn thế giới nghiên cứu, sáng tạo phục vụ các ngành kinh tế bền vững, biến Trà Vinh trở thành trung tâm khoa học của vùng và của khu vực, là một khu đô thị kiểu mới kết hợp giữa hài hoà gắn kết thiên nhiên và công nghệ hiện đại, phát triển dựa trên kinh tế tri thức, bảo tồn văn hoá bản địa, khuyến khích và dẫn hướng cho việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp.