Xuất khẩu hàng sang EU, DN phải tự chứng nhận xuất xứ

Xuất khẩu hàng sang EU, DN phải tự chứng nhận xuất xứ

Bắt đầu từ năm 2019, doanh nghiệp xuất khẩu da giày, dệt may, thủy sản, thủ công mỹ nghệ… sang thị trường EU phải tự chứng nhận xuất xứ (TCNXX) hàng hóa mới được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Đây là yêu cầu bắt buộc của EU đối với một số nước, trong đó có Việt Nam.


Theo thống kê của Bộ Công Thương, cả nước hiện có 2.700 DN đang XK sang EU được hưởng ưu đãi GSP. Vì vậy, việc DN bắt buộc phải TCNXX khi XK sang EU là tương đối gấp gáp. Tuy nhiên, Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho biết, trước khi áp dụng hoàn toàn việc TCNXX, phía EU sẽ cho các DN Việt Nam thời gian quá độ khoảng 6 tháng.

Doanh nghiá»p cần tá»± chứng nhận xuất xứ khi xuất hàng sang EU. Ảnh: PV

Doanh nghiệp cần tự chứng nhận xuất xứ khi xuất hàng sang EU. Ảnh: PV

Theo các chuyên gia thương mại, cơ chế này đem lại nhiều lợi ích trong việc giảm thiểu thời gian, chi phí giao dịch, chủ động trong phát hành hóa đơn thương mại và giúp DN nắm bắt những cam kết về quy tắc xuất xứ trong các FTA... Nhận thức được tầm quan trọng của C/O, hầu hết các nước trên thế giới đã áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, tức là trao quyền cho DN được tự chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của mình để được hưởng ưu đãi.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, theo cơ chế này, trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc của hàng hóa sẽ chuyển từ các cơ quan chuyên trách sang DN (hoặc nhà nhập khẩu). Điều này đồng nghĩa với việc, DN (hoặc nhà nhập khẩu) phải tự thực hiện các thủ tục, đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu sẽ tự phát hành bằng chứng về xuất xứ mà cụ thể là khai thông tin về xuất xứ trong các chứng từ thương mại (chẳng hạn như hóa đơn) mà không có sự tham gia của các cơ quan quản lý trong quá trình phát hành.

Thực tế hiện nay, để XK sang EU, DN đang phải xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ở Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Công Thương. Điều đó đồng nghĩa với việc, DN đã biết cách làm thế nào đáp ứng tiêu chí về xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi GSP. Đến năm 2019, điều khác biệt duy nhất thay vì Bộ Công Thương hay VCCI cấp C/O thì DN sẽ tự cấp C/O cho chính mình bằng cách ghi 1 dòng lên chứng từ và hóa đơn là “sản phẩm này đạt tiêu chí để hưởng GSP”.

Ông Trần Thanh Hải cho rằng, việc các DN trở thành nhà xuất khẩu tự chứng nhận thể hiện sự tin tưởng của các cơ quan của Chính phủ khi trao quyền cho các DN, phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các FTA.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của DN tự chứng nhận xuất xứ là vấn đề kim ngạch vì phải đạt kim ngạch tối thiểu 10 triệu USD, có quá trình chấp hành tốt pháp luật, nhất là thuế, hải quan, xuất nhập khẩu; có bộ máy đủ năng lực bởi khi làm tự chứng nhận là DN đang tự làm thay vai trò của Nhà nước. Vì thế, nếu DN không nắm bắt được vấn đề, quy định cần thiết dẫn đến chứng nhận sai thì không chỉ ảnh hưởng đến DN mà còn ảnh hưởng đến quốc gia.

Ông Trần Thanh Hải cho biết, Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ DN qua việc tổ chức các buổi hội thảo để cung cấp thông tin về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trong thời gian tới, Bộ sẽ mở các lớp đào tạo để cấp giấy chứng nhận DN đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và khi có vấn đề xảy ra Bộ Công Thương sẽ nắm được thông tin nhằm phối hợp với EU truy xuất nguồn gốc hàng hóa và DN.

Theo LĐ

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang