32% doanh nghiệp Việt đang triển khai kinh doanh trên mạng xã hội

32% doanh nghiệp Việt đang triển khai kinh doanh trên mạng xã hội

Theo khảo sát mới công bố của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, 32% doanh nghiệp trong tổng số hơn 4.100 doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ đang tiến hành kinh doanh trên mạng xã hội, giảm 2% so với kết quả khảo sát năm 2016.


Khảo sát về hoạt động thương mại điện tử của các doanh  nghiệp  tại Việt Nam được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) thực hiện trong 3 tháng  từ tháng 9 - 11/2017 tại gần hơn 4.100 doanh nghiệp  trên cả nước. Trong đó, xét về loại hình doanh nghiệp, nhóm Công ty TNHH có tỷ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát lớn nhất, chiếm 50% tổng số doanh nghiệp được khảo sát và nhiều hơn so với năm 2016 là 5%; tiếp đến là nhóm Công ty cổ phần, chiếm 29%; doanh nghiệp tư nhân chiếm 11%; doanh nghiệp nhà nước chiếm 4%; 3% Công ty có vốn đầu tư nước ngoài; và các loại hình khác chiếm 3%.  

Tá»· lá» các doanh nghiá»p Viá»t kinh doanh trên mạng xã há»i nÄm 2017 giảm nhẹ

Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh trên mạng xã hội năm 2017 giảm nhẹ so với năm 2016 song khảo sát của VECOM cũng cho thấy có tới 39% doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá cao hiệu quả bán hàng trực tuyến thông qua mạng xã hội, cao nhất trong các công cụ trực tuyến (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Còn xét theo lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số doanh nghiệp được khảo sát, chiếm 24%; tiếp đó là nhóm doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (19%) và nhóm doanh nghiệp xây dựng (chiếm 18%).

Kết quả khảo sát của VECOM cho thấy, trong giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với người dùng (B2C), có 43% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đã xây dựng website. Tỷ lệ này giảm nhẹ so với con số 45% của cuộc khảo sát năm 2016. Tuy nhiên, khảo sát mới của VECOM chỉ ra rằng, năm 2017 các doanh nghiệp đã chú trong hơn đến việc cập nhật thông tin thường xuyên trên website, với 49% doanh  nghiệp cập nhật thông tin lên website hàng ngày và 25% doanh nghiệp cập nhật hàng tuần.

Cùng với đó, theo kết quả khảo sát, tên miền “.VN” được doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn hàng đầu khi xây dựng website với tỷ  lệ 47% doanh nghiệp lựa chọn, tiếp đến là tên miền “.COM” với tỷ lệ 42%. Các tên miền quốc tế khác được doanh nghiệp lựa chọn sử dụng thấp hơn nhiều.

vecom_ebi_2018_1.jpg

Tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội trong 3 năm từ 2015 - 2017 (Nguồn ảnh: VECOM)

Bên cạnh mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử là một công cụ hữu ích với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên xu hướng sử dụng các sàn giao dịch tỏng vài năm trở lại đây chưa có dấu hiệu thay đổi: năm 2017 có 11% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã triển khai kinh doanh các sàn thương mại điện tử, giảm một chút so với năm 2016 (tỷ lệ này trong cả 2 năm  trước đều là 13%).Đáng chú ý, về hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội, khảo sát thực hiện cuối năm 2017 của VECOM cho thấy, kinh doanh trên mạng xã hội đang là một  xu hướng thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể  và cá nhân trong vài năm trở lại đây. Cụ thể, 32% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ đang tiến hành kinh doanh trên mạng xã hội, cao hơn so với tỷ lệ 28% của năm 2015 nhưng lại giảm nhẹ (2%) so với kết quả khảo sát năm 2016.

Tá»· lá» các doanh nghiá»p Viá»t kinh doanh trên mạng xã há»i nÄm 2017 giảm nhẹ

Kết quả đánh giá của các doanh nghiệp về hiệu quả của việc bán hàng qua các công cụ trực tuyến (Nguồn ảnh: VECOM)

Đề cập đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên nền tảng di động, VECOM nhận định, năm 2015 đã đánh dấu sự bùng nổ mạnh mẽ của xu hướng thương mại di động. Song song với sự phát triển của hạ tầng di động, các doanh nghiệp đã đầu tư nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh trên nền tảng mới này, từ khâu nâng cấp website tương thích với thiết bị di động tới việc phát triển các ứng dụng.

Tá»· lá» các doanh nghiá»p Viá»t kinh doanh trên mạng xã há»i nÄm 2017 giảm nhẹ

Tỷ lệ website của doanh nghiệp có phiên bản di động qua các năm (Nguồn ảnh: VECOM)

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát mới được VECOM công bố, năm 2017 vừa qua, xu hướng này có vẻ chững lại với tỷ lệ website tương thích với thiết bị di động không tăng, chiếm 17% tổng số doanh nghiệp được khảo sát, giảm 2% so với năm 2016 và giảm tới 9% so với năm 2015.

“Có thể thấy nhiều doanh nghiệp chưa thực sự thấy hiệu quả từ nền tảng này và nhu cầu mua sắm trên nền tảng di động chỉ phù hợp với những thành phố phát triển như Hà Nội và TP.HCM, còn xét trên tổng thể cả nước thì mức độ phát triển chưa cao và chưa đồng đều”, đại diện VECOM nhận định.

Tá»· lá» các doanh nghiá»p Viá»t kinh doanh trên mạng xã há»i nÄm 2017 giảm nhẹ

Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát có ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động qua các năm (Nguồn ảnh: VECOM)

Khảo sát cho thấy, tương tự website phiên bản di động, tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động năm 2017 là 15%, bằng với tỷ lệ của năm 2016 và giảm 3% so với năm 2015. Nền tảng Android vẫn là nền tảng phổ biến nhất được các doanh nghiệp lựa chọn để phát  triển các ứng dụng di động của đơn vị mình, chiếm 71%; tiếp đó là nền tảng iOS với 43% và Windows là 40%. “Số liệu này không thay đổi nhiều so với khảo sát năm 2016”, VECOM cho hay.

Cũng theo khảo sát, thời gian trung bình lưu lại của khách hàng khi truy cập vào website thương mại điện tử phiên bản di động hoặc ứng dụng bán hàng của doanh nghiệp chưa cao, theo đó có 41% doanh nghiệp có website cho biết thời gian truy bình lưu lại của khách hàng khi truy cập là từ 5 - 10 phút; 30% doanh nghiêp cho biết thời gian trung bình truy cập dưới 5 phút và tỷ lệ truy cập trang lưu lại trên 10 phút rất thấp.

VECOM còn thông tin, trong số các doanh  nghiệp cho biết có website hiên bản di động hoặc ứng dụng bán hàng, có 42% doanh nghiệp đã cho phép người mua thực hiện toàn bộ quá  trình mua sắm trên thiết bị di động, 29% có  triển khai chương  trình khuyến mại dành riêng cho khách hàng sử dụng thiết bị di động để mua sản phẩm và 47% doanh nghiệp có nhận đơn đặt hàng qua  ứng dụng bán hàng trên  thiết bị di động, các tỷ lệ này hầu như không thay đổi so với năm 2016.

Ngoài ra, khảo sát của VECOM còn cho hay, có tới 39% doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá cao hiệu quả bán hàng trực tuyến thông qua mạng xã hội, cao nhất trong các công cụ trực tuyến; các vị trí tiếp theo lần lượt là: bán hàng qua website của doanh nghiệp (35%), qua ứng dụng di động (22%), qua sàn giao dịch thương mại điện tử (18%).

Theo ICTNEWS

 

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang