Có nên xem xét lại tiêu chí xét chọn thương hiệu quốc gia?

Có nên xem xét lại tiêu chí xét chọn thương hiệu quốc gia?

Tiêu chí xét chọn doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia hiện nay khá rộng, chưa kể tính chặt chẽ, dẫn tới khá nhiều doanh nghiệp muốn tham gia chương trình nhưng khi nhìn tiêu chí lại khó tiếp cận. Vì vậy, thời gian tới, hệ thống tiêu chí xét chọn doanh nghiệp hiện nay cần được điều chỉnh để phù hợp với việc lựa chọn giữa thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp.

 


Ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) đã cho biết như vậy tại Hội thảo nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) thông qua phát triển thương hiệu ngày 21/6.

Ông Lang đánh giá, thương hiệu Việt Nam hiện nay dường như đang bị lất át bởi các thương hiệu nước ngoài. Thực tế nhiều DN bị thua trên "sân nhà", từng ngày từng giờ đang bị mờ nhạt. Trong bối cảnh như vậy, Chương trình thương hiệu quốc gia ra đời. Mục đích nhằm xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụ đa dạng, phong phú với chất lượng cao nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập, tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.

Vietnam Airlines chưa từng được lọt vào danh sách này từ năm 2008

Trong tất cả 5 lần đề cử thương hiệu quốc gia, Vietnam Airlines duy nhất có 1 lần được chọn vào danh sách vinh danh (năm 2010)

Tuy nhiên, theo ông Lang, hiện nay, 97% DN Việt là DN nhỏ và vừa, cùng với đó trong bối cảnh hội nhập cạnh tranh gay gắt việc lựa chọn được các DN đạt thương hiệu quốc gia là không dễ dàng. Bằng chứng cho thấy, qua các năm, việc theo đuổi các giá trị để đạt được thương hiệu quốc gia khó khăn.

Chỉ rõ một số vấn đề thực tiễn trong định hướng của Chương trình Thương hiệu quốc gia trong thời gian tới. Ông Lang cho biết, hiện nay còn tồn tại một số vấn đề:

Cụ thể, cần hướng Chương trình Thương hiệu Quốc gia tới các giá trị cạnh tranh, có được chuyển hướng thành giá trị cốt lõi mới không, nếu quá ôm đồm các giá trị sẽ không có khả năng thực hiện được, trong khi nguồn lực có hạn, vì vậy nên có điểm neo hướng toàn bộ nguồn lực vào vấn đề cốt lõi để thực hiện. Thực tế nhiều nước trên thế giới chỉ hướng tới tới 1 hoặc 2 giá trị mà thôi.

Đặc biệt phân tích tiêu chí xét chọn DN, vì giá trị có 3 giá trị nên hệ thống tiêu chí khá rộng, chưa kể tính chặt chẽ, dẫn tới, khá nhiều DN muốn tham gia chương trình nhưng khi nhìn thấy tiêu chí rất khó tiếp cận, ngay cả Vietnam Airlines cũng không có "duyên" với Thương hiệu quốc gia khi trong tất cả 5 lần đề cử, hãng hàng không quốc gia Việt Nam duy nhất có 1 lần được chọn vào danh sách vinh danh (năm 2010). Phải chăng nguyên nhân là do hệ thống tiêu chí làm DN khó tự tin và không tham gia.

Đáng chú ý, mặc dù DN lớn khó thực hiện được nhưng các DN vừa lại thực hiện được. Chuyện DN lớn không thực hiện được, ngần ngại tham gia, trong khi DN quy mô vừa tham gia dễ dàng hơn. Do vậy, cần xem xét lại các tiêu chí cho phù hợp với DN.

Vì vậy, ông Lang cho rằng các giá trị hiện nay của Chương trình thương hiệu quốc gia có cần hội tụ thành giá trị cốt lõi mới thể hiện tinh thần xây dựng năng lực cạnh tranh của quốc gia và DN.

Hệ thống tiêu chí xét chọn DN hiện nay có cần được điều chỉnh để phù hợp với việc lựa chọn giữa thương hiệu sản phẩm và thương hiệu DN. Đồng thời, tiến trình chuyển hoá các lợi thế so sánh (thương hiệu sản phẩm xuất khẩu, chỉ dẫn địa lý, thương hiệu địa phương...) thành lợi thế/năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho sản phẩm và DN diễn ra như thế nào.

"Cuối cùng, nâng cao hiệu quả tiếp thị của Chương trình Thương hiệu quốc gia và vấn đề ưu tiên phân bổ nguồn lực quốc gia khi Luật Quản lý ngoại thương có hiệu lực", ông Lang kiến nghị.

Theo TBKD

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang