Khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam 2017

Khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam 2017

Ngày 25/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phối hợp với Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức Diễn đàn Khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam 2017.


Sự kiện được tổ chức nhằm đưa ra những giải pháp phát triển bền vững ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam, khắc phục những hạn chế và tồn tại hiện nay, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp tiêu dùng phát triển. 

BCSI(3).JPG

Nội dung diễn đàn thảo luận xoay quanh các chủ đề chính như: Sự thay đổi trong các khuynh hướng tiêu dùng lớn tại Việt Nam; Khuynh hướng tiêu dùng và mua sắm trên internet; Định vị thương hiệu Việt trên thị trường hàng tiêu dùng; Khuynh hướng tiêu dùng của người tiêu dùng kết nối; Niềm tin của người tiêu dùng đối với hàng hóa nội địa; Chất lượng và giá thành sản phẩm sạch…

PGS., TS. Nguyễn Văn Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho biết: Mặc dù đạt được mức tăng trưởng tương đối khả quan nhưng nhìn chung, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tiêu dùng còn tồn tại một số hạn chế như: năng lực tài chính yếu, nhiều mặt hàng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu…

“Diễn đàn Khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam cũng là cơ hội để doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu kinh tế trao đổi thông tin, đánh giá cơ hội thị trường tiêu dùng Việt Nam, thảo luận về các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng, phát triển thị trường nhằm mục tiêu phát huy năng lực cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp Việt Nam”, PGS., TS. Nguyễn Văn Nam nhận định.

Thực vậy, với dân số đông thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á, gần 70% dân số thuộc độ tuổi lao động (16-60 tuổi), Việt Nam là thị trường lớn của ngành hàng tiêu dùng và có sức hấp dẫn lớn đối với các doanh nghiệp. Năng lực mua sắm của Việt Nam đang tăng lên mỗi ngày.

Với những tiện ích về cơ sở hạ tầng cũng như kết nối xã hội thuận tiện khiến hành vi tiêu dùng thay đổi, dẫn đến người tiêu dùng có xu hướng mua hàng đa kênh sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho thị trường thương mại điện tử Việt Nam.

Gần 70% dân số thuộc độ tuổi lao động (16-60 tuổi), Việt Nam là thị trường lớn của ngành hàng tiêu dùng.

Gần 70% dân số thuộc độ tuổi lao động (16-60 tuổi), Việt Nam là thị trường lớn của ngành hàng tiêu dùng.

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng, thu nhập bình quân đầu người ngày càng được cải thiện, là động lực thúc đẩy ngành hàng tiêu dùng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất lẫn nhà bán lẻ.

Thống kê của Global Survey Connected Commerce trong quý I/2017 cho thấy, sản phẩm mà người tiêu dùng Việt mua chủ yếu là: Thời trang như quần áo, giày dép chiếm tỷ lệ lớn nhất 64%; Sách, âm nhạc, văn phòng phẩm chiếm 51%; Đặt mua tour trực tuyến chiếm 47%;

Mua sắm mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân chiếm 40%; Mua sắm trực tuyến hàng gia dụng chiếm 40%; Mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin như Laptop, điện thoại di động, các phụ kiện bao da, tai nghe, ốp lưng chiếm 40%; Mua sắm các sản phẩm trang trí và nội thất chiếm 29%;

Mua sắm các sản phẩm như ăn uống sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà của nhà hàng chiếm 26% và mua sắm các sản phẩm cho em bé và trẻ em như: sữa, bình sữa, quần áo trẻ em, tã lót chiếm 26%.

Theo TCTC

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang