Việt Nam được dự báo sẽ sớm trở thành tâm điểm quốc tế về thương mại điện tử

Việt Nam được dự báo sẽ sớm trở thành tâm điểm quốc tế về thương mại điện tử

Theo phân tích của Kênh thông tin kinh tế và tài chính Mỹ (CNBC), 6 nền kinh tế lớn của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đang được hưởng lợi từ các nguyên tắc cơ bản của thị trường và sẽ sớm trở thành tâm điểm quốc tế về thương mại điện tử.


Đây là thông tin được TS Nguyễn Trần Hưng, Đại học Thương mại chia sẻ tại Diễn đàn “Khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam 2017” do Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phối hợp với Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 25/5 tại Hà Nội.
BCSI_EDU_VN(3).JPG
Trình bày ý kiến về triển vọng phát triển của thị trường bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam, TS Nguyễn Trần Hưng đã đưa ra nhận định của Kênh thông tin kinh tế và tài chính Mỹ (CNBC) khi phân tích về triển vọng của thị trường TMĐT cho rằng 6 nền kinh tế lớn trong khối ASEAN bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand và Việt Nam sẽ là điểm sáng tiếp theo của thị trường TMĐT toàn cầu.

Theo CNBC, hiện nay, trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thì Trung Quốc và Ấn Độ là thị trường TMĐT phát triển nhanh nhất thế giới. Việt Nam và một số nước châu Á khác là Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Philippines được dự đoán sẽ sớm gia nhập vào hàng ngũ này trong những năm tới. Theo phân tích của CNBC, 6 nền kinh tế lớn của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đang được hưởng lợi từ các nguyên tắc cơ bản của thị trường và sẽ sớm trở thành tâm điểm quốc tế về thương mại điện tử. Các chuyên gia dự báo doanh thu bán lẻ trực tuyến của 6 quốc gia này sẽ tăng 34,5 tỉ USD vào năm 2018 so với con số khiêm tốn 7 tỉ USD năm 2013.

TS Nguyễn Trần Hưng cho rằng, nhận định này của CNBC cho thấy Việt Nam đang được đánh giá là thị trường bán lẻ trực tuyến có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong khu vực Đông Nam Á.



Việt Nam đang được đánh giá là thị trường bán lẻ trực tuyến có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Ngoài ra, TS Nguyễn Trần Hưng cũng đánh giá: Thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam đang có sự ganh đua mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước với nhiều chiến lược kinh doanh mới. Ông dẫn chứng: Google đã trở thành thành viên của Hiệp hội TMĐT Việt Nam và không giấu diếm kỳ vọng thu được 30 triệu USD mỗi năm từ thị trường này. Alibaba và eBay cũng đã nhanh chân tìm được đại diện chính thức, trong khi Amazon và Rakuten đang tiến tới việc thiết lập quan hệ đối tác hoặc mua cổ phần tại các hãng TMĐT Việt Nam.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp Thái Lan, Hàn Quốc cũng đang tìm đường đầu tư, có thể thông qua liên kết với một doanh nghiệp TMĐT khác trong nước hoặc tự thực hiện mà đích ngắm đầu tiên của các hãng này trong thị trường bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam chính là chiếm lĩnh thị phần tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. TS Nguyễn Trần Hưng cho rằng, điều này cho thấy cạnh tranh trong thị trường bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ rất gay gắt và quyết liệt giữa các doanh nghiệp với nhau bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.

TS Nguyễn Trần Hưng đưa ra kết luận: Dự đoán và nhận định của tất cả các hãng nghiên cứu thị trường toàn cầu kể trên đều cho thấy trong thời gian tới, đặc biệt là giai đoạn 2017 – 2025 số lượng khách hàng tiêu dùng trực tuyến tại Việt Nam sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng và giá trị thực thi các giao dịch B2C. Quan trọng hơn là thị trường bán lẻ trực tuyến trong thời gian tới sẽ có sự tham gia của đa dạng người mua, người bán bao gồm cả tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam phát triển thị trường bán lẻ trực tuyến tương xứng với tiềm năng vốn có và vị trí chiến lược trong khu vực Đông Nam Á.

 Về các xu hướng tiêu dùng trực tuyến tiêu biểu năm 2017 và các năm tiếp theo, TS Nguyễn Trần Hưng đưa ra hai xu hướng. Thứ nhất, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có sự quan tâm và tiêu thụ mạnh mẽ những sản phẩm thân thiện với môi trường và có đòi hỏi cao hơn về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Thứ hai, người tiêu dùng Việt có xu hướng sử dụng ĐTDĐ và mạng xã hội để tiến hành giao dịch, mua sắm trực tuyến.

Về khuynh hướng tiêu dùng nói chung trong năm 2017 và thời gian tới, nhiều chuyên gia nhận định, với dân số đông thứ ba ở khu vực Đông Nam Á, gần 70% dân số thuộc độ tuổi lao động (16-60 tuổi), Việt Nam là thị trường lớn của ngành hàng tiêu dùng và có sức hấp dẫn lớn đối với các doanh nghiệp. Năng lực mua sắm của Việt Nam đang tăng lên mỗi ngày.

Theo TTTĐ

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang