Lệch pha biến động lãi suất, lạm phát và tỷ giá: Lo ngại ngân hàng “đi đêm” với người gửi tiền

Lệch pha biến động lãi suất, lạm phát và tỷ giá: Lo ngại ngân hàng “đi đêm” với người gửi tiền

Theo TS. Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế Tài chính, Học viện Tài chính, thực tế lãi suất huy động VND là 5% trong khi lãi suất huy động USD là 0%, tốc độ mất giá kỳ vọng đối với VND khoảng 2%, hệ quả là nhu cầu vay và huy đông USD tăng trong thời gian gần đây dẫn đến các ngân hàng “đi đêm” với người gửi tiền…

Nguồn:Pháp luật

 

Lệch pha biến động lãi suất, lạm phát và tỷ giá: Lo ngại ngân hàng “đi đêm” với người gửi tiền

Đang có xu hướng ngân hàng “đi đêm” lãi suất với người gửi tiền? Ảnh minh họa

Tại Diễn đàn “An ninh tài chính và Cạnh tranh doanh nghiệp” do Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phối hợp Cục An ninh Tài chính Tiền tệ và Đầu tư tổ chức sáng nay, 25/7, TS Nguyễn Đức Độ cho rằng, trong những năm gần đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã tương đối thành công trong việc thực hiện mục tiêu ổn định tỷ giá. Tính trung bình, VND chỉ mất giá khoảng 2%/năm so với USD trong giai đoạn 2012-2016. 

Theo lý thuyết, trong điều kiện lãi suất huy động VND hiện nay là 5%, còn trần lãi suất huy động USD theo quy định của NHNN là 0%, việc VND chỉ mất giá 2%/năm so với USD sẽ khiến tình trạng đô la hoá giảm. 

Trên thực tế, tình trạng đô la hoá cũng đã có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012-2016. Tuy nhiên, theo Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tín dụng ngoại tệ trong 6 tháng đầu năm 2017 đã tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2016, chiếm 8,3% tổng tín dụng. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do khi rủi ro về tỷ giá không lớn (đặc biệt là khi đồng USD giảm giá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2017), còn lãi suất cho vay VND lại ở mức cao, nhu cầu vay và huy động USD sẽ có xu hướng gia tăng. 

Cụ thể, với mức lãi suất cho vay hiện nay là 7%, còn kỳ vọng VND mất giá so với USD chỉ khoảng 2%/năm, các DN sẽ có nhu cầu vay USD với mức lãi suất từ 4-5%, và do vậy, các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng sẽ có nhu cầu huy động USD từ nền kinh tế với mức lãi suất từ 1-2%. Theo những thông tin được công bố gần đây, các NHTM bằng cách này hay cách khác vẫn đang trả lãi suất tới 2% cho người gửi USD, mặc dù NHNN quy định mức lãi suất tối đa cho tiền gửi USD trong hệ thống ngân hàng là 0%. Hệ quả là người dân và DN vẫn tiếp tục nắm giữ USD và gửi vào các ngân hàng khiến cho công cuộc chống đô la hoá của NHNN gặp nhiều khó khăn. 

Trước thực trạng chênh lệch lãi suất VND và lãi suất USD nêu trên, một số đề xuất cho rằng NHNN cần nâng lãi suất tiền gửi USD để huy động vốn USD với lãi suất thấp. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, nếu lãi suất chỉ được nâng nhẹ lên mức 0,5%-1%,  sẽ không có tác động đáng kể tới việc huy động thêm vốn cho nền kinh tế, bởi các NHTM hiện vẫn đang huy động USD với lãi suất 2%. Nhưng nếu nâng lãi suất huy động USD lên mức 2% hoặc cao hơn, thì với rủi ro tỷ giá là 2%/năm và chênh lệch lãi suất huy động và cho vay (NIM) là 3%, lãi suất cho vay VND sẽ khó có thể giảm xuống dưới mức 7% hiện nay, và do vậy, chủ trương giảm lãi suất của Chính phủ sẽ khó được thực hiện. “Nói cách khác, yêu cầu hạ lãi suất VND và nâng lãi suất USD để tăng huy động vốn có thể mâu thuẫn nhau nếu không được tính toán kỹ lưỡng. ..”- TS Độ lưu ý.

Mặc dù vậy, vị chuyên gia này khẳng định: “Trên thực tế, lãi suất VND sẽ quyết định mức lãi suất USD, chứ không phải ngược lại”. Bởi vậy, một giải pháp khác cho thực trạng chênh lệch lãi suất giữa USD và VND hiện nay là giảm lãi suất cho vay VND để từ đó giảm nhu cầu vay USD từ các DN cũng như nhu cầu huy động USD từ các NHTM. Khi lãi suất cho vay giảm xuống, chẳng hạn còn 6% thay cho 7% như trước đây, và NHNN tiếp tục ổn định tốc độ mất giá của VND so với USD ở mức khoảng 2%/năm, các DN sẽ chỉ có nhu cầu vay USD nếu lãi suất cho vay USD giảm xuống còn từ 3-4% và các NHTM sẽ chỉ có nhu cầu huy động USD ở mức lãi suất từ 0-1%. 

Về lý thuyết, tình trạng găm giữ USD sẽ chủ yếu phụ thuộc vào tương quan lãi suất giữa VND và lãi suất USD, nên khi giảm đồng thời 1% đối với cả lãi suất VND và lãi suất USD, sẽ không có tác động giảm tình trạng đô la hoá. Tuy nhiên, trên thực tế do việc nắm giữ USD phải chịu các chi phí liên quan đến mua/bán, chuyển đổi, thậm chí cả vấn đề pháp lý, nên khi mức lãi suất USD giảm về mặt tuyệt đối xuống còn 0%, động cơ năm giữ USD và tình trạng đô la hóa nhiều khả năng sẽ giảm theo.

“Như vậy, nếu NHNN không thể ngăn chặn các NHTM lách luật trong việc thoả thuận lãi suất USD với người gửi tiền, thì việc duy trì lãi suất VND quá cao so với USD không phải là giải pháp hiệu quả để hạn chế tình trạng đô la hoá nền kinh tế. Ngược lại, để chống đô la hoá, cần hạ lãi suất VND xuống để mức chênh lệch với lãi suất USD tương đương với mức mất giá kỳ vọng của VND…”- TS Độ đề xuất.

 

Xử lý nợ xấu mới giảm được lãi suất

Theo TS Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, điểm ngẽn của hệ thống tài chính- huyết mạch của nền kinh tế hiện nay là việc xử lý nợ xấu và các ngân hàng yếu kém còn chậm, nhất là các NHTM mua lại giá 0 đồng và ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt. Ông Phước cho biết, kể từ năm 2012 đến hết 2015, toàn bộ hệ thống tín dụng mới xử lsy xấp xỉ 500 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó các tổ chức tín dụng tự xử lý chiếm phần nhiều (trên 55%) còn lại bán nợ cho VAMC và các tổ chức cá nhân khác, nợ xấu còn tồn đọng tại VAMC chưa xử lsy còn khoảng 180 nghìn tỷ. “Nếu không xử lý triệt để nợ xấu thì sẽ không giảm được mặt bừng lãi suất , giảm ci phí vốn của nền kinh tế cũng như ổn định kinh tế vĩ mô bền vững…”- TS Phước khẳng định.

TS Nguyễn Đức Độ cũng cho rằng để giảm lãi suất xuống 6% và kích thích lạm phát lên 2%, từ đó đưa lãi suất thực cũng như tương quan lãi suất giữa VND và USD về mức hợp lý hơn, bên cạnh các chính sách tiền tệ truyền thống, cần phải gỡ nút thắt lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nợ xấu. Ông khẳng định, nợ xấu hiện nay là nguyên nhân sâu xa cản trở tín dụng và chi tiêu, khiến lạm phát thấp, lãi suất thực cao, khả năng trả nợ của Chính phủ và DN suy giảm, còn tăng trưởng thì rơi vào tình trạng trì trệ.

Pháp luật

Theo TS Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, điểm ngẽn của hệ thống tài chính- huyết mạch của nền kinh tế hiện nay là việc xử lý nợ xấu và các ngân hàng yếu kém còn chậm, nhất là các NHTM mua lại giá 0 đồng và ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt. Ông Phước cho biết, kể từ năm 2012 đến hết 2015, toàn bộ hệ thống tín dụng mới xử lsy xấp xỉ 500 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó các tổ chức tín dụng tự xử lý chiếm phần nhiều (trên 55%) còn lại bán nợ cho VAMC và các tổ chức cá nhân khác, nợ xấu còn tồn đọng tại VAMC chưa xử lsy còn khoảng 180 nghìn tỷ. “Nếu không xử lý triệt để nợ xấu thì sẽ không giảm được mặt bừng lãi suất , giảm ci phí vốn của nền kinh tế cũng như ổn định kinh tế vĩ mô bền vững…”- TS Phước khẳng định.

TS Nguyễn Đức Độ cũng cho rằng để giảm lãi suất xuống 6% và kích thích lạm phát lên 2%, từ đó đưa lãi suất thực cũng như tương quan lãi suất giữa VND và USD về mức hợp lý hơn, bên cạnh các chính sách tiền tệ truyền thống, cần phải gỡ nút thắt lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nợ xấu. Ông khẳng định, nợ xấu hiện nay là nguyên nhân sâu xa cản trở tín dụng và chi tiêu, khiến lạm phát thấp, lãi suất thực cao, khả năng trả nợ của Chính phủ và DN suy giảm, còn tăng trưởng thì rơi vào tình trạng trì trệ.

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang