Năm 2013, Google thực hiện một chiến dịch quảng bá ở Ấn Độ bằng một quảng cáo thông minh. Trong video quảng cáo, Google kể câu chuyện hai người bạn lìa xa nhau bởi sự chia tách giữa Ấn Độ và Pakistan, rồi tìm thấy nhau sau 6 thập niên nhờ dịch vụ Google Search.
Câu chuyện đẹp và đầy cảm xúc trong video rất dễ khiến người xem nhỏ lệ, ngay cả khi họ không hiểu tiếng Hindu trong video. Những người từng xem video sẽ nhớ nó trong phần còn lại của đời họ.
Ông Kiều Tiến Anh, người sáng lập mạng xã hội dành cho doanh nghiệp mang tên Việt Nam Nay.
“Mọi trang web của doanh nghiệp đều có phần giới thiệu. Nhưng phần lớn doanh nghiệp chỉ đưa những tuyên bố tẻ nhạt trong khi lẽ ra họ nên tận dụng không gian đó để kể câu chuyện thương hiệu”, ông Kiều Tiến Anh, người sáng lập trang thương mại điện tử Vietnamnay, bình luận.Google không phải là thương hiệu duy nhất khiến người ta khóc bằng cách quảng cáo cảm động. Đây thực sự là một mẹo tâm lý mà nhiều thương hiệu sử dụng để khơi gợi cảm xúc của khán giả thông qua quyền năng của kể chuyện. Nó cho phép các thương hiệu trở nên dễ nhớ hơn và tạo nên những kết nối ý nghĩa với người xem. Một số doanh nhân đưa ra lời khuyên về cách sử dụng mẹo tâm lý trong chiến thuật tiếp thị nhằm tăng mức độ nhận diện thương hiệu.
Chẳng hạn, theo Tiến Anh, phần “Giới thiệu” của hãng kính mắt Warby Parker nói về quá trình hình thành, sự khác biệt và sứ mệnh “biến kính mắt hàng hiệu” trở thành sản phẩm trong tầm với của mọi người. Thậm chí hãng còn khai thác cảm xúc của công chúng bằng cách giải thích cách thức hãng quyên góp một cặp kính mắt nếu bán được một cặp.
“Đó là một câu chuyện thương hiệu sáng tạo mà chúng ta có thể học hỏi rất nhiều thứ. Câu chuyện thương hiệu không nên chỉ là nói về lịch sử hào hùng hay những mốc quan trọng trong quá trình doanh nghiệp hoạt động. Nó có thể vừa là tuyên bố về sứ mệnh của doanh nghiệp, vừa là một câu chuyện thú vị”, Tiến Anh bình luận.
Kết nối với khách hàng bằng cảm xúc
Một nghiên cứu của HBR cho thấy, tạo ra kết nối cảm xúc với khách hàng có vai trò quan trọng hơn nhiều sự thỏa mãn của khách hàng. Trên thực tế, một tập đoàn bán lẻ đã tăng lượng khách tích cực mua hàng thêm 15% và doanh số thêm 50% nhờ kết nối cảm xúc.
“Doanh nghiệp phải làm thế nào để kết nối cảm xúc với công chúng trên mạng để tăng mức độ ý thức của họ về thương hiệu? Cách tốt nhất là nhân cách hóa thương hiệu và công ty. Ví dụ, doanh nhân có thể để từng thành viên của công ty viết câu chuyện về sản phẩm, thương hiệu theo góc nhìn của họ, đồng thời khuyến khích họ chia sẻ câu chuyện mà họ viết”, Đoàn Thị Thùy Nhung, người sáng lập công ty Thảo Mộc Trường Sinh, nhận định.
Cảm xúc của khách hàng đối với thương hiệu là tào sảm vô giá đối với doanh nghiệp.
Kể câu chuyện từ góc độ của khách hàng
Vũ Văn Hướng, giám đốc công ty Hoàng Phúc Chí Linh, nói rằng chủ doanh nghiệp có thể để công chúng thấy mặt từng thành viên của công ty trong hệ thống chat trực tiếp và công bố tên của họ để khách hàng thấy những con người thật đang xây dựng thương hiệu.
Một cách tuyệt vời để kể một câu chuyện thương hiệu chân thực là bước vào thế giới nội tâm của khách hàng và hiểu những vấn đề hàng ngày, cũng như nỗi đau trong cuộc sống của họ. Sau đó doanh nghiệp có thể đưa những nỗi đau của khách hàng vào câu chuyện thương hiệu để cho mọi người thấy sự khác biệt, đồng thời kết nối với công chúng ở mức sâu. Đó là ý kiến của Phan Đăng Miễn, giám đốc công ty Thương mại và Du lịch Thái Yên.
92% người tiêu dùng sẽ tin lời gợi ý của một người quen, và 70% người tiêu dùng sẽ tin lời gợi ý của một người lạ.
“Chủ doanh nghiệp có thể thêm chút hài hước vào câu chuyện hoặc thêm một chút yếu tố cá nhân, đặc biệt là nếu công việc kinh doanh của họ liên quan tới thương hiệu cá nhân (chẳng hạn như người dạy kiến thức)”, ông nói.Ông Miễn nói thêm rằng câu chuyện thương hiệu không cần phải mang tính nghiêm túc hay quá cảm xúc.
Câu chuyện về thương hiệu do khách hàng kể
Chị Trần Thị Thúy, giám đốc công ty Khôi Vĩ, nhận định rằng để khách hàng chia sẻ câu chuyện của chính họ về thương hiệu là cách rất hiệu quả để vừa tăng uy tín của doanh nghiệp, vừa tăng mức độ nhận thức của công chúng về thương hiệu.
"Một câu chuyện thương hiệu luôn hay hơn khi nó tới từ khách hàng. Đó là lý do mọi người thường đọc nhận xét của người khác trước khi mua sản phẩm hay dịch vụ. Lý do ấy cũng khiến cách kể chuyện hướng tới thương hiệu là giải pháp rất hiệu quả đối với nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh", chị bình luận.
Nữ giám đốc nhấn mạnh rằng câu chuyện từ khách hàng mang tới cơ hội độc nhất để xây dựng ý thức về thương hiệu từ góc nhìn của khách hàng. Điều quan trọng hơn là nó làm tăng mối liên hệ cảm xúc và tính xác thực cho câu chuyện của bạn.
Biến công ty thành sân khấu và khách hàng thành khán giả
"Nếu sở hữu một doanh nghiệp nhỏ, doanh nhân hãy biến công chúng thành khán giả và coi công ty là một sân khấu", Nguyễn Đức Nam, giám đốc công ty CEB, phát biểu.
Tạo điều kiện để công chúng chiêm ngưỡng trụ sở công ty, nghe câu chuyện thành công của nhân viên cũng là một cách để quảng bá thương hiệu.
"Rất nhiều tập đoàn lớn đưa hình ảnh bên trong trụ sở của họ lên mạng xã hội để công chúng chiêm ngưỡng.Họ cũng khuyến khích nhân viên livestream để tăng mức độ tương tác với công chúng. Nhân viên của họ cũng thường xuyên kể câu chuyện về công việc, thành công, cảm nghĩ của bản thân họ", Nam nói.Nam lý giải rằng doanh nhân có thể sử dụng blog hay mạng xã hội để cho mọi người chiêm ngưỡng trụ sở công ty và chia sẻ những câu chuyện thành công của nhân viên.
Theo Kinh tế&Tiêu dùng