Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được được ký kết tại Chile với sự tham gia của 11 nước, trong đó có Việt Nam. Nhiều chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp ở TP HCM kỳ vọng sự kiện này sẽ thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ… Tuy nhiên, đây vừa là cơ hội nhưng vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Vậy doanh nghiệp phải làm gì để tận dụng tốt cơ hội này?

hiep dinh cptpp mang den nhung co hoi va thach thuc gi cho viet nam hinh 1

Quang cảnh lễ ký CPTPP.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, dù Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng đây vẫn là hiệp định có chất lượng cao nhất mà Việt Nam tham gia từ trước đến nay. Đây là cơ hội rất tốt cho Việt Nam phát triển trong thời gian tới. Vì Việt Nam tham gia CPTPP sẽ góp phần tăng GDP thông qua thu hút đầu tư và tăng trưởng thương mại, tăng kim ngạch xuất khẩu, nhất là với các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như nông sản, thực phẩm, dệt may… Doanh nghiệp sẽ tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa thông qua hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp trong khối CPTPP và phát triển thương hiệu.  

Ông Ngô Đức Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần dệt may Quốc tế Thắng Lợi doanh nghiệp đang xuất khẩu sản phẩm dệt may sang Nhật nói: “Đây là cơ hội doanh nghiệp dệt may Việt Nam mở rộng thị trường, đặc biệt thị trường Nhật có nhiều thuận lợi nhất. Muốn làm hàng với Nhật thì phải kiện toàn công nghệ, đây là điều mà công ty nào cũng phải làm, công ty của chúng tôi sẽ cũng phải làm như vậy”.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng, Giám đốc Nghiên cứu và phát triển Viện nghiên cứu khoa học lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp, để tận dụng  tốt cơ hội này và tạo bước đột phá trong tăng trưởng kinh tế, Việt Nam phải có chiến lược sử  dụng lợi thế trong tương quan với các nước CPTPP.

Chính phủ phải thành lập một tổ nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực ngành nghề nào Việt Nam cần cải tiến, đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia. Từ đó, cơ quan chức năng có những chính sách, chương trình hành động cụ thể cho cấp nhà nước, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp tận dụng cơ hội.

Bên cạnh đó, thì bộ ngành chức năng phải có chương trình đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu hội nhập. Việc này, không phải bắt đầu từ đội ngũ giảng viên đại học đến dạy nghề và thay đổi tư duy học gắn với hành. Việt Nam  thể tham khảo kinh nghiệm và chương trình đào tạo, giáo trình của các nước trong khối CPTPP, từ  chắt lọc chọn những chương trình, phương pháp phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam phải tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả bộ máy để đáp ứng yêu cầu hội nhập. TP HCM sẽ có cơ hội làm tốt việc này khi thực hiện cơ chế đặc thù được trả lương cao hơn  thang bảng lương chung.

Chuyên gia Nguyễn Hoàng Dũng nói: “Phải cải cách toàn diện về trong quản trị về vi mô và vĩ mô đối với hệ thống  doanh nghiệp. Trong những năm qua, Chính phủ  đã có những chính sách cải cách tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ nếu chúng ta không có sự đột phát về nền hành chính, công cụ, thực thi những điều đã có. Chúng ta phải tái đào tạo hệ thống công chức, viên chức liên quan việc phục vụ, kiến tạo để hệ thống doanh nghiệp thực sự phát triển mạnh”.

Hiện TPHCM có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm sang các thị trường của khối CPTPP.  Để tận dụng tốt cơ hội này, các doanh nghiệp  ở TP HCM  đang đẩy mạnh cải tiến về quản trị, sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Vì phần lớn các doanh nghiệp của Việt Nam đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên không nắm hết những nội dung quy định rất cụ thể và chi tiết những quy định về tiêu chuẩn, chất lượng, lộ trình cắt giảm  các dòng thuế đối với từng ngành hàng.

Bà Lý Thị Kim Chi, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP HCM kiến nghị: “Về phía Nhà nước phải hướng dẫn cho doanh nghiệp  về lộ trình thực hiện các quy định của hiệp định thì đó doanh nghiệp  định hướng hướng sản phẩm tham gia các thị trường thì phải chuẩn bị gì. Vì nếu không chuẩn bị tốt thì doanh nghiệp sẽ không tham gia được vào thị trường này”.

Hiệp định CPTTP sẽ mở ra nhiều cơ hội tốt cho các doanh nghiệp và nguồn lao động trẻ Việt Nam. Để tận dụng được cơ hội này thì cần thêm những cải cách mạnh mẽ cơ chế hành chính, tạo bước đột phá cho doanh nghiệp phát triển. Đồng thời, doanh nghiệp và người lao động cũng phải có những bước chuyển mạnh mẽ về chất lượng và  nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập./.      

Theo VOV

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang