Mới đây, một tập đoàn bánh kẹo Hàn Quốc công bố doanh thu trong năm 2016 đạt gần 4.000 tỉ đồng tại thị trường Việt Nam, tăng hơn 24% so với cùng kỳ. Doanh thu hoạt động tại thị trường Việt Nam của tập đoàn này trong năm 2016 đạt gần 4.000 tỷ đồng, tăng hơn 24% so với cùng kỳ.
“Chỉ một cam kết chất lượng” là tôn chỉ hoạt động trong kinh doanh của SPVB.
Cũng theo số liệu từ tập đoàn này, nhờ hai sản phẩm bim bim, doanh thu của mảng hoạt động này đã tăng 40% so với cùng kỳ năm 2015. Trong khi đó, riêng một mặt hàng bánh ngọt giúp họ giữ 40% thị phần toàn thị trường đối với dòng sản phẩm này.
“Tin tưởng lâu rồi thì trước sau gì cũng mua”
Theo nhiều chuyên gia, doanh thu ổn định, giữ được thị phần lớn bên cạnh việc chất lượng đi đầu thì việc tập trung vào xây dựng niềm tin cho thương hiệu sở hữu cũng khiến người mua hàng ít đắn đo khi ra quyết định mua hàng.
Thực tế, tình hình mua sắm cho cho thấy, các mặt hàng thường xuyên xuất hiện trên quầy kệ khuyến mãi như Pepsi, Omo, Chocopie…luôn bán chạy hơn so với nhóm sản phẩm cùng loại. “Thật ra, các sản phẩm mình xài thấy quen, tin tưởng lâu rồi thì trước sau gì cũng mua, có khuyến mãi thì mua trước để được giảm giá thôi” - chị Thúy Hạnh (Q.2) cho biết.
Ở nhiều phân khúc khác, thậm chí niềm tin vào thương hiệu còn khiến nhiều người tiêu dùng ra quyết định mua hàng rất nhanh chóng mà không cần đắn đo. Theo khảo sát tại nhiều chợ, các tiểu thương cho hay, nhiều người thậm chí không nhớ tên sản phẩm nhưng lại nhận diện được sản phẩm và ra quyết định mua hàng rất nhanh. “Có thể giá cao hơn các sản phẩm khác, nhưng họ tin, họ thích nhãn hiệu, bao bì như vậy thì họ mua xài, lâu dần thành thói quen” - chị Hạnh tiểu thương chợ Bến Thành cho biết.
Theo ông Nguyễn Đức Sơn, giám đốc điều hành Công ty tư vấn thương hiệu Richard Moore (Mỹ), một trong những dấu hiệu quan trọng của một thương hiệu mạnh là thời gian khách hàng ra quyết định mua hàng nhanh hơn, ít nhạy cảm về giá và ít soi xét các đặc tính lý tính của thương hiệu. Khi một thương hiệu vượt được ngưỡng niềm tin về các đặc tính vật lý để người tiêu dùng có thể chọn lựa ngay khi nghe tên thì đó là dấu hiệu của một thương hiệu mạnh.
Chiến lược thương hiệu kép
Ở góc độ nhà sản xuất, ông Nguyễn Văn Phương, tổng giám đốc học viện Sage đánh giá, sức mạnh của những thương hiệu quốc tế như Suntory PepsiCo Việt Nam duy trì trong hơn 23 năm qua chính là giữ vững một cam kết chất lượng trên toàn cầu đối với mọi sản phẩm. Ở góc độ nhận biết của người tiêu dùng, Suntory PepsiCo Việt Nam là sự kết hợp giữa một thương hiệu Mỹ đại diện cho giới trẻ sôi nổi, và một thương hiệu Nhật đại diện cho xu hướng hài hòa giữa con người và thiên nhiên với cùng một mục tiêu là hướng tới một cam kết chất lượng cho sản phẩm.
Với nhà sản xuất trong nước, nhiều doanh nghiệp thừa nhận, áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước ngày càng tăng lên, không chỉ xây dựng chiến lược sản phẩm tiêu dùng cho thị trường gần 100 triệu dân, mà còn phải có thương hiệu và sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Theo bà Phạm Thị Việt Nga, tổng giám đốc Dược Hậu Giang khẳng định, trước yêu cầu hội nhập, việc khẳng định lại chất lượng sản phẩm, chất lược phục vụ được đặt lên hàng đầu. Đã đến lúc người ta nhìn một doanh nghiệp ở chất lượng, chứ không phải là những thứ bề nổi.
Đây như một “chiến lược thương hiệu kép”, thường là một công cụ hữu ích giúp tối đa giá trị sáng tạo ở thị trường mới nổi khi ý thức về sức khỏe và tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe ngày càng cao. Đó là lý do tại sao những sản phẩm của Suntory PepsiCo Việt Nam như Pepsi, Sting, Aquafina hay Ô Long TEA+ Plus… luôn đạt được sự tin cậy của người tiêu dùng mọi lứa tuổi. “Chỉ có xây dựng chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế là con đường phát triển bền vững nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam”, ông Phương nhận định.
Tuổi trẻ