Theo Kantar Worldpanel, Unilever hiện sở hữu 6 thương hiệu với độ phủ rộng rãi đến gần 100% hộ gia đình cả ở nông thôn lẫn thành thị. Tập đoàn đa quốc gia này tạo dựng vị trí cho các thương hiệu của mình trong tâm trí người tiêu dùng thông qua rất nhiều hoạt động truyền thông, quảng bá nhắm đến nhiều đối tượng, phân khúc tiêu dùng khác nhau.
Ảnh minh họa internet
Trong khi đó, Masan có thương hiệu Nam Ngư được chọn mua nhiều nhất ở nông thôn với hơn 130 triệu lần bởi gần 80% hộ gia đình. Nam Ngư cũng đứng vị trí thứ 2 ở thành thị với 16 triệu lần chọn mua bởi hơn 2/3 hộ.
Ở nhóm sữa và sản phẩm thay thế sữa, Vinamilk đang “tỏa sáng” trong các thương hiệu nội địa khi là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn, vượt xa về điểm tiếp cận người tiêu dùng (CRPs) so với các nhà sản xuất khác.
Điểm chung giữa 3 nhà sản xuất dẫn đầu thị trường chính là việc duy trì số lượng người tiêu dùng chọn mua các thương hiệu của mình. Những yếu tố chung của Masan, Vinamilk và Unilever thúc đẩy quyết định mua hàng của người tiêu dùng bao gồm danh mục sản phẩm đa dạng, mạng lưới phân phối rộng khắp, chiến lược định giá hợp lý và cùng với đó là việc truyền thông, cải tiến liên tục.
Bảng xếp hạng năm nay phân tích trên 18.000 thương hiệu. Brand Footprint cung cấp thông tin về hành vi mua sắm của người tiêu dùng trên thực tế chứ không dựa trên thị hiếu hay thái độ của họ đối với thương hiệu.