Tại cuộc họp báo chiều ngày 3/12, Phó chủ tịch Bamboo Airways cho biết, để ổn định vận hành và phát triển, một hãng hàng không phải có trên 20 tàu bay, thông thường 25–30 chiếc. Hiện tại, hãng hàng không này vận hành 20 tàu bay, với hơn 100 chuyến mỗi ngày.
Theo ông Thắng, Boeing 787-9 Dreamliner trong thời gian đầu sẽ được Bamboo Airways điều phối khai thác trên các đường bay nội địa như Hà Nội - TP.HCM và Hà Nội/TP.HCM - Đà Nẵng. Sau đó, đây sẽ là dòng máy bay chủ lực khai thác các đường bay tầm trung và dài tới châu Á, châu u, châu Mỹ.
Về lợi nhuận kinh doanh hàng không, ông Thắng cho biết để ổn định vận hành và phát triển thì một hãng hàng không phải có trên 20 máy bay, thông thường 25 - 30 chiếc. Hiện tại, Bamboo Airways đang vận hành 20 tàu bay, với hơn 100 chuyến/ngày. "Chúng tôi hy vọng với việc triển khai 30 tàu bay vào quý I/2020, Bamboo Airways sẽ bắt đầu ghi nhận lãi từ đầu năm sau. Nâng lên 30 tàu bay, chúng tôi mới có thể ổn định điều hành, mở rộng các đường bay thương mại, phát triển những sản phẩm đa dạng hơn cho khách hàng", ông Thắng nói.
Sau gần một năm cất cánh, Bamboo Airways đang lỗ hàng trăm tỷ đồng - điều bình thường với các tân binh trong ngành hàng không. Hồi giữa năm, Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cũng từng giải thích, tập đoàn phải bù lỗ cho Bamboo Airways khi hãng mới chỉ được cấp phép khai thác 10 tàu bay nhưng phải nuôi bộ máy nhân sự để sẵn sàng phục vụ cho kế hoạch tăng quy mô đội bay lên 30 chiếc.
Trong tháng này, Bamboo Airways sẽ nhận những chiếc Boeing 787-9 đầu tiên. Đây là cột mốc quan trọng, liên quan trực tiếp đến kế hoạch phát triển các đường bay quốc tế đến châu u như Đức, Czech... hay bay thẳng đến Mỹ vào năm sau.
Theo giải thích của Phó chủ tịch Bamboo Airways, hãng phải đợi nhận máy bay Boeing 787-9 để xin cấp chứng nhận khai tàu bay (AOC). Sau khi hoàn thành, Bamboo Airways sẽ triển khai các thủ tục tiếp theo với phía Mỹ.
Bamboo Airways cũng đang lựa chọn một đối tác chiến lược tại Mỹ, bởi hãng chỉ bay được đến một vài thành phố ở Mỹ. Sau đó, hãng phải kết nối những thành phố này đến tất cả các bang. Hiện Bamboo Airways tìm hiểu, xúc tiến với một số hãng hàng không của Mỹ.
Về việc này, ông Thắng thông tin: “Muốn làm hồ sơ để gửi tới Mỹ thì phải nhận máy bay thân rộng đầu tiên và hoàn thiện chứng chỉ người khác thác tàu bay (AOC), sau đó chúng tôi mới gửi thủ tục hồ sơ tới nhà chức trách Mỹ để triển khai các giấy phép theo thông lệ, việc này tương tự như các đường bay khác mà hãng sử dụng Boeing 787-9”.
Trong khi đó, ông Trương Phương Thành - Phó Tổng Bamboo Airways - đưa ra các con số để chứng minh khả năng bay thẳng tới Mỹ dòng máy bay này: “Boeing 787-9 có khả năng bay khoảng 14.140 km, tương đương với 7.635 dặm. Nếu bay từ TPHCM đi San Francisco là hơn 6.576 dặm; từ TPHCM đi Seattle là 6.266 - 6.565 dặm (tùy theo mùa), vì vậy nên Boeing 787-9 hoàn toàn có thể đáp ứng được”.
Ông Trương Phương Thành cho rằng, vấn đề bay thẳng tới Mỹ hay bay qua điểm trung chuyển là bài toán liên quan tới hiệu quả đường bay, trong đó là doanh thu, chi phí và lợi nhuận, chứ không phải vấn đề máy bay có bay được chặng này hay không.
"Kế hoạch bay thẳng đến Mỹ sớm nhất là cuối năm 2020 hoặc đầu 2021 mới có thể thực hiện", ông Thắng nói. Trước đó, ông Trịnh Văn Quyết cũng từng nhiều lần bày tỏ tham vọng và quyết tâm với đường bay này.
"Từ năm sau, Bamboo Airways sẽ không còn tàu bay thuê ướt, mà sử dụng tàu bay thuê khô với nhân sự của hãng. Sau đó, Bamboo Airways sẽ làm lại toàn bộ nhận diện để hướng tới mục tiêu hãng hàng không 5 sao", ông Thắng chia sẻ.
Bên cạnh kế hoạch phát triển đội bay, ông Thắng cũng cho biết, Bamboo Airways sẽ IPO để huy động nguồn lực trong năm 2020. Theo lãnh đạo này, hãng chủ trương không chào bán rộng rãi nhiều cổ phiếu ra bên ngoài, mà tập trung vào các nhà đầu tư Nhật, Mỹ, châu u.
Phó chủ tịch Bamboo Airways tiết lộ, đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài và mới chỉ bán một số rất nhỏ cổ phần cho nhân viên và các đối tác thân cận. "Đây chủ yếu để tri ân cán bộ, nhân viên và đối tác đã đồng hành lâu năm với tập đoàn", ông Thắng cho hay.