Người Việt Nam tiêu thụ bia nhiều nhất khu vực Đông Nam Á
Theo Vibiz, 10 nghịch lý tiêu dùng đó là:
1. Giá sữa Việt Nam cao khiến nhiệm vụ cho trẻ em nghèo có 3 ly sữa dinh dưỡng một ngày khó thực hiện. Trung bình, giá 1kg sản phẩm về sữa tại Việt Nam là 16 USD, cao hơn khoảng 14% so với Thái Lan (14 USD), 24% so với Phillipines (21,9 USD) và 46% so với Malaysia (10,9 USD).
2. Gạo Việt Nam mượn mác ngoại nhằm nâng giá bán sản phẩm. Kết quả khảo sát cho thấy, 64% gạo trên thị trường là gạo Việt Nam nhưng gắn mác nước ngoài để tăng lợi nhuận; 53% người tiêu dùng thích ăn gạo ngoại xuất xứ Thái Lan, Campuchia, Nhật…; Báo cáo cũng chỉ ra trên thị trường có gần 67 loại gạo nhưng người tiêu dùng chỉ lựa chọn 21 loại gạo đặt theo tên Việt Nam. Loại gạo đặc sản cổ truyền nổi tiếng thì số lượng sản xuất ít, mùa vụ dài, bị pha trộn hoặc giống lai tạp quá nhiều.
3. Dược sĩ bán thuốc không cần đơn, người dân tự ý mua thuốc không cần đến bác sĩ. Kết quả khảo sát cho thấy có 92% các nhà thuốc để các dược sĩ bằng cao đẳng, trung cấp hoặc dạy nghề về dược kê đơn không có trong toa thuốc.
4. Chính phủ khuyến khích người dân thanh toán không dùng tiền mặt nhưng phí dùng thẻ ngân hàng Việt Nam lại cao nhất thế giới. Trong khi chi phí phát hành thẻ của các nước trên thế giới khoảng 1 USD/thẻ thì tại Việt Nam là 10 USD/thẻ. Trong đó, chi phí rủi ro chiếm 10-15%, 11-14% là chi phí bù đắp hoặc đầu tư ban đầu, 10-20% phí quản lý dịch vụ.
5. Người Việt Nam đang phải mua ô tô với giá xe thuộc loại đắt nhất thế giới do phải chịu quá nhiều loại thuế: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp…
6. Mức độ tiêu thụ bia của Việt Nam tỷ lệ nghịch với GDP bình quân đầu người. Dự đoán mức tiêu thụ bia Việt Nam duy trì tăng trưởng khoảng 11,3%/năm, đứng đầu khu vực Đông Nam Á về tiêu thụ rượu, bia ở Đông Á và thứ ba châu Á năm 2016. 77% đàn ông Việt Nam uống bia, trong khi tỷ lệ này ở thế giới là 43%.
7. Người Việt dùng hàng nhái (fake), quay lưng với hàng nội địa. Chẳng hạn với thị trường thời gian Việt Nam năm 2015-2016, 57,3% người tiêu dùng Việt Nam tin rằng dùng hàng fake loại tốt vẫn có giá trị thương hiệu tốt hơn hàng Việt; 62,5% người tiêu dùng tin rằng hàng fake loại tốt chất lượng vẫn hơn hàng Việt; 53% người tiêu dùng dùng hàng fake vì giá hợp lý và mẫu mã đẹp; 29,4% người tiêu dùng lựa chọn hàng fake vì thời gian sử dụng quần áo ngắn, có thể thay đổi liên tục phong cách.
8. Người Việt chấp nhận trả giá cao để mua sự hiện đại và sành điệu của thức ăn nhanh ở Việt Nam. 86% khách hàng của các cửa hàng thức ăn nhanh có độ tuổi từ 20-35. Tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành thức ăn nhanh là 18,4%/năm. Các cửa hàng thức ăn nhanh đã đánh trúng tâm lý tiêu dùng sính ngoại và tâm lý đám đông của một thị trường dồi dào người tiêu dùng trẻ.
9. Giá lợn hơi thấp nhất trong lịch sử nhưng giá lợn trên thị trường vẫn cao gấp 2-3 lần. Có những thời điểm, giá thịt hơi chỉ đạt 46% so với giá hòa vốn.
10. Nghịch lý hạt muối Việt Nam: xuất muối ăn ngon, nhập muối công nghiệp để làm thực phẩm. Giá muối sản xuất tại Việt Nam cao hơn nhiều so với giá muối nhập khẩu, doanh nghiệp lợi dụng cơ chế ưu đãi thuế đố ivới nhập khẩu nguyên liệu đầu vào sản xuất để nhập muối công nghiệp, nhưng sau đó lại bán ra thị trường để làm muối ăn, chế biến thực phẩm để tăng lợi nhuận.
Theo ANTD