Cạnh tranh gay gắt với bán hàng trực tuyến, đây là 5 cách giúp nhà bán lẻ truyền thống "hút" khách

Cạnh tranh gay gắt với bán hàng trực tuyến, đây là 5 cách giúp nhà bán lẻ truyền thống "hút" khách

Từ các cửa hàng sang trọng đến chuỗi hệ thống, nhà bán lẻ trên khắp thế giới đang thiết lập lại các cửa hiệu của họ để gắn kết hơn với người tiêu dùng.


Cạnh tranh gay gắt với bán hàng trực tuyến, đây là 5 cách giúp nhà bán lẻ truyền thống

Các nhà bán lẻ tập trung vào chất lượng trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng để đẩy mạnh thương hiệu

Với sự cạnh tranh gay gắt từ bán lẻ trực tuyến, thách thức của họ là phải tạo ra nhiều trải nghiệm thú vị trong cửa hàng để thu hút khách hàng, đẩy mạnh giá trị thương hiệu và định vị cửa hàng là một nơi vô cùng hấp dẫn khiến mọi người phải háo hức ghé thăm.

Các nhà bán lẻ đang nhận ra tầm quan trọng của việc thiết kế cửa hàng thành nơi trải nghiệm thương hiệu. Chúng tôi quan sát thấy các nhà bán lẻ tập trung vào chất lượng trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng để đẩy mạnh thương hiệu hơn là gia tăng số lượng các cửa hàng mà họ có.

Những trải nghiệm mua sắm thú vị sẽ đem đến lợi ích lâu dài cho cửa hàng do xây dựng được niềm tin đối với khách mua và khiến họ quay trở lại nhiều lần – thậm chí lần tiếp theo mà họ mua là qua trực tuyến.

Cũng như trung tâm mua sắm, các cửa hàng ngày nay cần phải tăng cường trải nghiệm cho khách hàng để nâng cao doanh số ngay cả khi họ không ở lại lâu.

Sau đây là năm hình thức đang giúp các nhà bán lẻ tạo ra những trải nghiệm:

Tổ chức hội thảo và lớp huấn luyện ngay trong cửa hàng

Các nhãn hiệu làm đẹp lâu nay luôn hiểu rõ giá trị của việc miễn phí trang điểm nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm của họ. Giờ đây, các nhà bán lẻ thời trang và thể hình cũng tận dụng lợi ích từ hình thức này, bằng việc tổ chức nhiều sự kiện miễn phí để khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm của họ.

Thương hiệu thời trang thể thao cao cấp Lululemon đã mở các lớp học yoga tại một số cửa hàng ở Bắc Mỹ và Anh, trong khi Nike tổ chức các lớp đào tạo đa năng, từ thể dục nhịp điệu trên bãi biển cho đến lớp trượt patin trong thành phố.

Tại Vương quốc Anh, nhà phân phối thời trang The White Company đã tổ chức các lớp học miễn phí trong việc hướng dẫn cách sáng tạo một ngôi nhà lý tưởng, trong khi nhà thiết kế người Anh JW Anderson thành lập một cửa hàng độc đáo tại London, nơi diễn ra các cuộc triển lãm và họp mặt của nghệ sỹ.

Café và nhà hàng

Từ thị trường đại chúng đến sang trọng, các hãng thời trang đã quen dần với văn hóa café và ẩm thực chất lượng trong cửa hàng, đây là một phần khá quan trọng trong chiến lược trải nghiệm thương hiệu của họ.

Cửa hiệu hàng đầu của Burberry tại London đã ra mắt quán cà phê ngay trong cửa hàng, Thomas's – với lối ra vào riêng biệt - trong khi thương hiệu sang trọng Boutique 1 tại East London cũng đã làm việc với các nhà hàng để khai trương April’s Café và cửa hàng mới của H&M ở Barcelona cũng cho ra đời một nhà hàng chay tại đây.

Ngay cả khi khách hàng chỉ đến để ăn hoặc uống và không mua bất kì sản phẩm nào trong cửa hiệu, thì họ vẫn có cơ hội trải nghiệm thương hiệu.

Dễ dàng thanh toán

Các nhà bán lẻ thời trang Zara và Rebecca Minkoff đang theo sát với các siêu thị với hệ thống tự thanh toán. Mục đích là để tăng tốc độ thanh toán và giảm thời gian xếp hàng cho số lượng lớn khách hàng trung niên của họ, những người thích tự thanh toán.

Đối với thế hệ thương mại mới, tại cửa hàng bán lẻ đầu tiên của Amazon, không có quầy tính tiền nào cả. Thay vào đó, người mua sẽ quét điện thoại thông minh của họ qua ứng dụng Amazon tại cửa vào, sau đó điện thoại sẽ kiểm tra những sản phẩm mà họ đem ra khỏi cửa hàng, tất cả sẽ được tính vào tài khoản Amazon Prime của họ.

Cải thiện phòng thử đồ

Nhiều người không thích vào phòng thử đồ - nhưng gương công nghệ cao và ánh sáng có thể thay đổi điều đó.

Tại một cửa hàng của Abercrombie & Fitch, khách hàng có thể thử tất cả các mẫu quần áo ngay tại sảnh chờ giống như vào phòng thử đồ, nơi họ có thể điều khiển ánh sáng, âm thanh và sạc điện thoại của họ. 

Polo Ralph Lauren và eBay đã thử nghiệm gương thông minh, nơi khách hàng không những có thể điều chỉnh ánh sáng mà còn có thể sử dụng gương để yêu cầu kích cỡ phù hợp, kiểm tra hàng sẵn có và dịch vụ chăm sóc khách hàng. 

Công nghệ khuyến khích mua sắm

Áp dụng công nghệ cũng giúp cửa hàng bán lẻ tăng thêm lợi thế cạnh tranh và hiệu quả.

Tommy Hilfiger và Topshop đã chiếu các chương trình catwalk của họ đến các cặp kính thực tế ảo trong cửa hàng. Lowes Home Improvement giúp người mua hình dung các dự án tự tay làm lấy (DIY) và lập danh sách mua hàng - bằng việc cung cấp không gian thực tế ảo (VR) để học các kỹ năng và thực hiện các ý tưởng tại nhà.

Lowes, giống như siêu thị Tesco của Anh, đang tinh giản chi phí với các con robot để giúp khách hàng và quản lý hàng tồn kho, trong khi Marks và Spencers và Dune theo dõi điện thoại thông minh của khách hàng để hiểu được những gian hàng nào họ muốn ghé thăm nhằm cải thiện cách bố trí hàng hóa và hướng dẫn cho khách.

Tất cả những điều trên đều nhằm phân biệt hành trình của người tiêu dùng. Đối với hình thức kinh doanh mong khách hàng ghé lại nhiều lần, trực tuyến hoặc cửa hàng, một cửa hàng thành công sẽ tạo ra được những trải nghiệm tốt cho khách hàng. 

Theo DĐDN

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang