Thương mại điện tử bùng nổ đang ảnh hưởng đến thói quen người tiêu dùng và tư duy của nhà bán lẻ. Điều này đã khiến trung tâm thương mại (TTTM), chuỗi nhà hàng, café, khách sạn hay các cửa bán lẻ chủ động nâng tầm thương hiệu và trải nghiệm dịch vụ của mình bằng cách ứng dụng công nghệ phát nhạc chất lượng cao trong cửa hàng.

phatnhac.png

Phát nhạc trong cửa hàng

Theo McKinsey & Company, thị trường ngành công nghiệp phát nhạc trực tuyến của châu Á tăng trưởng nhanh gấp 20 lần tốc độ toàn cầu, đạt 1,2 tỉ USD trong năm 2017. Trong đó, lĩnh vực phát nhạc trực tuyến trong cửa hàng đóng góp một phần không hề nhỏ.

Để đối phó với xu hướng bán hàng trực tuyến ngày càng hưng thịnh, các cửa hàng truyền thống muốn nâng cao trải nghiệm khách hàng khi đến mua sắm trực tiếp nhằm giữ chân và lôi kéo họ quay trở lại. Chủ cửa hàng đưa thêm mùi hương dễ chịu vào không khí, nuôi thêm thú cưng và bài trí cây cảnh. Tuy nhiên, nhiều chủ cửa hàng cho biết, phổ biến nhất vẫn là chơi nhạc theo thị hiếu khách hàng.

Cách âm nhạc ảnh hưởng đến hành vi mua sắm được Giáo sư Ronald E. Milliman (Đại học Western Kentucky, Mỹ) nghiên cứu lần đầu vào những năm 1980. Theo đó, âm nhạc với tiết tấu chậm khiến khách hàng nán lại cửa hàng mua sắm lâu hơn, cảm thấy thoải mái hơn khi chờ gọi món. Còn khi chuẩn bị đóng cửa hàng, chơi nhạc nền nhanh khiến khách hàng mua sắm tốc độ hơn và ra về đúng giờ làm việc của nhân viên.

Đến năm 2012, VisionCritical, một công ty chuyên cung cấp các giải pháp nghiên cứu khách hàng đã thực hiện một khảo sát kỹ lưỡng hơn trên quy mô 1.000 doanh nghiệp và 2.000 người tiêu dùng Anh quốc. Kết quả cho thấy âm nhạc có sức mạnh quảng bá thương hiệu. 

Theo đó, 76% nhà bán lẻ tin âm nhạc tác động tích cực đến hành vi của khách hàng; 73% quán bar và câu lạc bộ cũng nhờ chơi nhạc mà tăng doanh thu.

Về phía thính giả, 72% nói rằng âm nhạc khiến cửa hàng hút khách hơn; 80% muốn nghe nhạc khi đến salon tóc, 60% năng đến phòng tập gym có phát nhạc. Ngược lại, nếu phòng gym ngừng chơi nhạc, 53% sẽ ghé đến ít hơn và 48% có thể đổi luôn phòng tập. 

Năm ngoái, tổ chức bản quyền âm nhạc PPL (Anh quốc) cũng khảo sát 1.031 người trong độ tuổi 18-44. Kết quả cho thấy 79% thích nghe nhạc khi mua sắm, 82% thấy dễ chịu và 78% thêm thiện cảm với thương hiệu; trong khi 62% muốn ở lại lâu hơn nếu cửa hàng chơi nhạc hợp gu.

Phát nhạc hiệu quả

Hiệu quả là yếu tố được các thương hiệu quan tâm hàng đầu khi phát nhạc trong cửa hàng. Theo anh Trương Tuấn Đạt, Head of Content của ứng dụng SKY Soundtrack, những người trẻ tuổi không phải lúc nào cũng muốn nghe liên tục những bài hit đứng đầu bảng xếp hạng. 

Anh nói rằng, thử tưởng tượng mọi cửa hàng cùng đua nhau phát một danh sách nhạc hit, các thương hiệu chẳng thể tạo nên dấu ấn nhận diện riêng. Khi âm nhạc gắn liền với thương hiệu, các chuỗi lớn cần phải có hệ thống quản lý chứ không thể tùy tiện để nhân viên phát nhạc bằng điện thoại hay mở Youtube gây ảnh hưởng khó kiểm soát.

          Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang