Khám phá sắc thái thương hiệu của các thành phố lớn trong tháng 11/2024

Khám phá sắc thái thương hiệu của các thành phố lớn trong tháng 11/2024

Sự hiện diện của các thành phố lớn trên truyền thông, đặc biệt trên mạng xã hội, ngày càng trở thành một thước đo quan trọng để đánh giá mức độ chú ý và tình cảm của công chúng. Những số liệu phản ánh lượng đề cập, tương tác và cảm xúc của người dùng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vị thế của các thành phố lớn như Hà Nội (Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hà Nội, HN), Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM, Sài Gòn), Đà Nẵng (Thành phố Đà Nẵng, thành phố biển Đà Nẵng), Hải Phòng (Thành phố Hải Phòng, cảng Hải Phòng), Huế (Thành phố Huế, Kinh thành Huế, Đại Nội Huế) và Cần Thơ (Thành phố Cần Thơ, cầu Cần Thơ). Trong bài viết này, Vibiz sẽ phân tích chi tiết về lượng đề cập mà các thành phố này được nhắc đến, tương tác của người dùng, cũng như cảm xúc tích cực và tiêu cực trong các luồng thông tin truyền thông trong tháng 11/2024.  

Nguồn:BCSI-VIBIZ

Bức tranh tổng thể chung về lượng đề cập

Trong tháng 11/2024, Hà Nội khẳng định vị trí dẫn đầu với 37,6% tổng số lượt đề cập, vượt xa các thành phố khác trong cả nước. Con số này phản ánh vai trò trọng yếu của thủ đô, không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trái tim văn hóa, xã hội của cả nước. TP.HCM theo sát ở vị trí thứ hai với 27,1%, cho thấy sự quan tâm lớn từ công chúng đến trung tâm kinh tế năng động nhất cả nước. Bên cạnh đó, Hải Phòng đứng ở vị trí thứ ba với 16,4%, mặc dù mức độ chú ý này vẫn còn khá cách biệt so với Hà Nội và TP.HCM. Các thành phố còn lại bao gồm Huế, Đà Nẵng Cần Thơ có tỷ lệ đề cập khiêm tốn hơn, lần lượt chiếm 4,8%, 10,5% 3,7%. Điều này cho thấy mức độ hiện diện của các thành phố này trên các kênh truyền thông còn hạn chế và cần được đầu tư nâng cao.

Thống kê lượng đề cập

(Nguồn: Vibiz tổng hợp, tháng 11/2024)

Đánh giá lượng đề cập trên mạng xã hội (MXH) và ngoài MXH

Trên mạng xã hội, Hải Phòng gây ấn tượng mạnh khi dẫn đầu với 39,6% tổng lượt đề cập. Mức độ chú ý cao này có thể liên quan đến các nội dung đời sống, sự kiện hoặc vấn đề xã hội đặc thù tại thành phố cảng. Hà Nội, dù chiếm tỷ lệ lớn nhất về tổng đề cập, chỉ đứng thứ hai trên mạng xã hội với 25,9%, trong khi TP.HCM đạt 18,5%. Các thành phố như Đà Nẵng, HuếCần Thơ chỉ đạt lần lượt 13,9%, 1,7% 0,5%, cho thấy cần có chiến lược truyền thông tích cực hơn để gia tăng sự hiện diện trên MXH.

Lượng đề cập trên MXH và ngoài MXH

(Nguồn: Vibiz tổng hợp, tháng 11/2024)

Đối với truyền thông ngoài MXH, Hà Nội khẳng định vị thế vượt trội với 42,4% tổng lượt đề cập. Đứng thứ hai, TP.HCM cũng có tỷ lệ cao, đạt 30,6%, trong khi đó, Hải Phòng chỉ chiếm 6,8%, cho thấy sự mất cân đối rõ rệt giữa hiện diện trên MXH và ngoài MXH. Các thành phố như Huế, Đà NẵngCần Thơ có tỷ lệ đề cập ngoài mạng xã hội lần lượt là 6,1%, 9%5%, phản ánh mức độ quan tâm từ truyền thông trên MXH còn khá hạn chế.

Tương tác của người dùng

Về mặt tương tác, Hà Nội tiếp tục khẳng định vị thế khi dẫn đầu ở cả ba hạng mục. Thành phố này chiếm 46,4% tổng lượt chia sẻ, 55,8% lượt thích 57,1% lượt bình luận. Điều này phản ánh sức hút vượt trội của các nội dung liên quan đến thủ đô. TP.HCM xếp ngay sau với 45,4% lượt chia sẻ, 38,7% lượt thích33,8% lượt bình luận, cho thấy sự cân đối đáng kể giữa các chỉ số tương tác. Trong khi đó, Hải Phòng dù có tỷ lệ đề cập cao trên mạng xã hội, lại chỉ chiếm 1% tổng lượt chia sẻ, 0,7% lượt thích2,9% lượt bình luận, cho thấy mức độ tương tác còn hạn chế. Các thành phố như Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ có tỷ lệ tương tác khiêm tốn, với Huế đạt 1,9% lượt chia sẻ1,4% lượt thích, Đà Nẵng đạt 3,3% lượt chia sẻ1,4% lượt thích, còn Cần Thơ đạt 1,9% lượt chia sẻ1,9% lượt thích.

(Nguồn: Vibiz tổng hợp, tháng 11/2024)

Sắc thái lượng đề cập

Các thành phố lớn trong nước hiện đang có sự phân hóa rõ rệt về lượng đề cập tích cực và tiêu cực. Hà Nội có tỷ lệ đề tích cực cao nhất, chiếm 38,5%, nhưng cũng là thành phố dẫn đầu về các tin tiêu cực chiếm 36,9%, với những tin tức tiêu cực từ các vụ đấu giá đất bất thường tại các huyện Sóc Sơn và Thanh Oai, cũng như tình trạng ô nhiễm không khí và gia tăng các ca mắc sốt xuất huyết... Bên cạnh đó, Hải Phòng với tỷ lệ đề cập tích cực là 17,2%, nhưng tỷ lệ đề cập tích cực cũng chiếm tới 13,9% trong tổng số lượng đề cập tiêu cực, đặc biệt trong đó là những tin tiêu cực về vụ bắt tạm giam một công chức địa chính xã Gia Đức và việc phát hiện 26 người dương tính với ma túy tại vũ trường New MDM trên địa bàn quận Ngô Quyền. Tương tự, TP.HCM dù chiếm 26,6% lượng đề cập tích cực, nhưng cũng chiếm tới 27,5% lượng đề cập những tin tiêu cực trong tháng, với những tin tiêu cực nổi bật như: tình trạng ô nhiễm nông nghiệp nghiêm trọng do nguồn thải trên địa bàn chưa được kiểm soát và nước thải từ nhiều khu công nghiệp thuộc các tỉnh Long An, Tây Ninh, Bình Dương đổ về, vụ án chống Nhà nước… gây lo ngại cho người dân.

Ngoài ra, Đà Nẵng với 10,2% đề cập tích cực những lượng đề cập tiêu cực cũng chiếm tới 10,5% với những tin như mưa lớn gây ngập úng, nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở trên sườn dốc, ngập úng cục bộ tại các khu vực thấp trũng và thông tin ngoài lô đất công có ký hiệu A1 cuối tuyến Bạch Đằng Đông bị Công ty Cổ phần xây dựng CDC “chiếm dụng” trái phép thì trên địa bàn Đà Nẵng vẫn còn nhiều lô đất công khác đang bị doanh nghiệp chiếm dụng trái phép.... Tiếp đó, thành phố Cần Thơ với tỷ lệ đề cập tích cực là 2,6%, tỷ lệ đề cập tiêu cực là 5,3% chịu ảnh hưởng từ việc sai sót trong thu hồi bảo hiểm xã hội và các hoạt động mua bán nhà ở xã hội trái phép. Những thông tin này cho thấy rằng mặc dù các thành phố lớn đang nhận được sự chú ý tích cực từ công chúng, nhưng cũng không thiếu những vấn đề đáng lo ngại cần được giải quyết.

Lượng đề cập tích cực, tiêu cực

(Nguồn: Vibiz tổng hợp, tháng 11/2024)

Trong khi đó, Huế có tỷ lệ đề cập tích cực khá thấp, chỉ đạt 4,8%, trong khi tỷ lệ đề cập tiêu cực là 5,8%. Các tin tiêu cực tại đây tập trung vào các vụ án tham ô tài sản tại Trung tâm Công nghệ Thông tin Tài nguyên Môi trường và các vi phạm thương mại điện tử liên tiếp bị xử lý. Ngoài ra, việc tạm giữ thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Huế cũng gây nhiều dư luận trái chiều. Tuy vậy, Huế vẫn được nhắc đến với những giá trị văn hóa truyền thống, di sản đặc sắc và nỗ lực phát triển du lịch bền vững, tạo nền tảng tích cực trong công cuộc xây dựng hình ảnh đô thị xanh và văn minh.

Nhìn chung, mỗi thành phố đều có những điểm mạnh và thách thức riêng trên truyền thông. Hà NộiTP.HCM với vai trò là hai trung tâm đầu tàu của cả nước, cần tiếp tục duy trì hình ảnh tích cựcgiảm bớt các yếu tố tiêu cực để củng cố vị thế. Hải Phòng, dù nổi bật trên mạng xã hội, cần tăng cường chiến lược truyền thông để nâng cao chất lượng tương tác. Ngoài ra, các thành phố như Huế, Đà Nẵng Cần Thơ nên đầu tư vào các chiến lược truyền thông sáng tạo nhằm nâng cao sự hiện diện trên cả MXH và ngoài MXH. Việc hiểu rõ và tận dụng hiệu quả các dữ liệu truyền thông sẽ giúp từng thành phố khẳng định hình ảnh riêng biệt, góp phần nâng cao vị thế trong lòng công chúng.

BCSI-VIBIZ
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang