“Làm gì để củng cố và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp ngành dầu khí?”

“Làm gì để củng cố và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp ngành dầu khí?”

Là chủ đề trong tọa đàm được tổ chức bởi Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vào sáng 12/12, tại Hội trường Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tầng 1, nhà 7 tầng, 65 Văn Miếu - Đống Đa, HN).


Cuộc tọa đàm được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của Tập đoàn Dầu khí quốc gia và các doanh nghiệp trong ngành, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng, củng cố và phát triển thương hiệu…

THS.Vũ Xuân Trường, Thành viên ban cố vấn Viện nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng: “Tiếp thị và sáng tạo là chìa khóa thành công của thời đại mới”.

Một điều rút ra được từ các nghiên cứu là nếu không có tầm nhìn xa đủ lớn và đủ rộng trong dài hạn thì câu chuyện phát triển thương hiệu rất khó khăn. Mặc dù số lượng thương hiệu của các Tập đoàn Việt Nam có giá trị hiện nay trên toàn cầu không quá nhiều, tuy vậy các tập đoàn lớn của Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế của mình.

Để các tập đoàn xây dựng được thương hiệu phát triển bền vững nhất thì điều đầu tiên phải chú trọng đấy là tầm nhìn trong việc xây dựng thương hiệu. Sau khi xây dựng được thương hiệu rồi thì cần phải củng cố và phát triển thương hiệu.

Ngoài ra, để có thể thành công thì không thể tách rời tiếp thị và sáng tạo. Đây chính là chìa khóa thành công của thời đại mới. Câu hỏi đặt ra khi phát triển doanh nghiệp chính là: “Chúng ta có nên thay đổi tư duy hay không”. Tư duy ở đây bao gồm: Tư duy thị trường và tư duy cạnh tranh. Coi thương hiệu là vũ khí cạnh tranh là một tư duy cần lưu tâm đến.

Bên cạnh đó, cũng phải chú trọng đến tư duy thị trường, tư duy quản trị và tư duy lãnh đạo. Thay đổi nhận thức, hệ thống hóa quản trị chuyên nghiệp để có thể phát triển đột phá và vững chắc.

Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh rằng, câu chuyện thương hiệu là câu chuyện dài, không thể một sớm một chiều.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh: PVN rất cần một biểu tượng mới có nét riêng

Việt Nam chưa có một doanh nghiệp nào thực sự lớn mạnh, bởi để có một doanh nghiệp lớn mạnh thì cần phải chú trọng trong công nghệ, sáng tạo và lan tỏa trách nhiệm xã hội.

Đầu tiên, thương hiệu được xác định bao gồm giá sản phẩm và lòng tin đối với các bên liên quan. Tuy vậy vẫn chưa đủ, đây chỉ là nền, muốn phát triển phải gắn với xu thế mới, phải đột phá, phải đột biến.

"Gắn với câu chuyên PVN, giá trị của PVN cho đến nay có vai trò cực lớn, giá trị thay đổi 1 USD, ngân sách thay đổi nghìn tỷ", ông Võ Trí Thành nói.

Tuy vậy, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng PVN vẫn là doanh nghiệp nhà nước, hơn nữa thời gian vừa qua gặp rất nhiều khó khăn, bên cạnh đó, dù PVN có nhiều sáng tạo tuy nhiên về mặt truyền thông là còn mờ nhạt. Do vậy mà cần đặt ra câu hỏi, PVN có nên xác định lại biểu tượng?

Bởi đây là việc xác định bước ngoặt và tầm nhìn khác biệt. Nếu định hướng tương lai, PVN rất cần một biểu tượng mới có nét riêng, khác biệt để có thể cạnh tranh. Song, dù thay đổi biểu tượng thì vẫn cần phải chú trọng vào yếu tố trung tâm, đó chính là khách hàng.

Cuối cùng, tôi phải nhấn mạnh rằng, chính điểm yếu của quá khứ sẽ là động lực và bước ngoặt để giúp PVN phát triển trong tương lai.

Bàn luận về ý kiến của ông Thành về việc PVN khó khăn khi vẫn là doanh nghiệp nhà nước, GS. Nguyễn Mại cho rằng, lo lắng về quan niệm DNNN, giờ khác xa rồi, "bởi quan trọng là làm việc hiệu quả không".

“Khi nói về PVN, chưa có một doanh nghiệp nào kể cả tư nhân hay nhà nước có một quỹ đào tạo cán bộ tốt như PVN. Chưa có tập đoàn nào cử được nhiều người đi học như PVN, mà đi học ở toàn các nước tốt, có nền giáo dục cao. Nếu có chiến lược phát triển đúng sức mạnh của Tập đoàn Dầu khí thì tập đoàn có thể đi nhanh hơn trong đổi mới sáng tạo”, GS Nguyễn Mại nhấn mạnh.

Cuộc tọa đàm được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của Tập đoàn Dầu khí quốc gia và các doanh nghiệp trong ngành, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng, củng cố và phát triển thương hiệu, chỉ ra các khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp tháo gỡ.

Tham dự tọa đàm có các chuyên gia hàng đầu về phát triển thương hiệu, các chuyên gia kinh tế và đại diện lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các công ty thành viên của tập đoàn.

Cuộc tọa đàm được chia thành 3 phiên. Phiên khai mạc gồm phát biểu của lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và phát biểu chào mừng của GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN ĐTNN -cơ quan chủ quản của Tạp chí Nhà đầu tư.

Phiên 2 là tham luận của các chuyên gia về thương hiệu và đại diện lãnh đạo một số doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Phiên 3 sẽ được dành cho thảo luận mở với sự tham gia của các chuyên gia, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, lãnh đạo PVN và các doanh nghiệp thành viên.

 

Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang