Sức hút truyền thông của các thành phố lớn Việt Nam trong tháng 10/2024: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu

Sức hút truyền thông của các thành phố lớn Việt Nam trong tháng 10/2024: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu

Trong tháng 10/2024, các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội (Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hà Nội, HN), Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM, Sài Gòn), Đà Nẵng (Thành phố Đà Nẵng, thành phố biển Đà Nẵng), Hải Phòng (Thành phố Hải Phòng, cảng Hải Phòng), Huế (Thành phố Huế, Kinh thành Huế, Đại Nội Huế) và Cần Thơ (Thành phố Cần Thơ, cầu Cần Thơ) đã trở thành tâm điểm chú ý trên cả các nền tảng truyền thông trên mạng xã hội (MXH) và ngoài MXH. Từ lượng đề cập đến mức độ tương tác qua chia sẻ, like và bình luận, mỗi thành phố đều mang những dấu ấn riêng biệt trong nhận thức của cộng đồng. Báo cáo phân tích dưới đây từ Vibiz sẽ đi sâu vào việc đánh giá cụ thể các xu hướng này, mang đến cái nhìn toàn diện về sức hút và tầm ảnh hưởng của từng thành phố trên các kênh truyền thông trong tháng qua.

Nguồn:BCSI-VIBIZ

Tổng quan về lượng đề cập

Trong tháng 10/2024, Hà Nội tiếp tục khẳng định vị thế là thành phố được quan tâm nhiều nhất trên các kênh truyền thông, chiếm 41,7% tổng lượng đề cập. Tỷ lệ này phản ánh sự chú ý lớn của công chúng đối với các sự kiện và hoạt động diễn ra tại thủ đô. Xếp sau Hà Nội, TP.HCM cũng thu hút sự chú ý đáng kể với 31,9% tổng lượng đề cập, thể hiện vai trò quan trọng của thành phố này trong các vấn đề quốc gia cũng như đời sống xã hội.

Thống kê lượng đề cập

(Nguồn: Vibiz tổng hợp, tháng 10/2024)

Các thành phố khác như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ có mức độ đề cập thấp hơn đáng kể. Cụ thể, Hải Phòng chỉ chiếm 7,5%, Huế đạt 6,0%, Đà Nẵng 8,9% Cần Thơ đứng cuối với tỷ lệ 3,9%. Mặc dù tổng lượng độ đề cập thấp hơn các thành phố lớn, tuy nhiên các thành phố này vẫn có những dấu ấn riêng biệt, đặc biệt là qua các kênh truyền thông ngoài MXH.

Đề cập trên mạng xã hội (MXH) và ngoài MXH

Phân tích chi tiết cho thấy Hà Nội dẫn đầu với 48,8% lượng đề cập trên mạng xã hội, tiếp theo là TP.HCM với tỷ lệ 28,4%. Sự vượt trội này phản ánh sức lan tỏa mạnh mẽ của các thông tin liên quan đến hai thành phố trên các nền tảng trực tuyến, nơi người dân thường xuyên chia sẻ, bình luận về các sự kiện xã hội, chính trị và văn hóa. Ngược lại, Cần Thơ gần như không có sự hiện diện đáng kể trên mạng xã hội với chỉ 0,9% lượng đề cập, trong khi Hải Phòng cũng khá khiêm tốn với 10,2%. Điều này cho thấy mức độ quan tâm của công chúng đối với các thành phố này trên các nền tảng trực tuyến còn rất hạn chế.

Lượng đề cập trên MXH và ngoài MXH

(Nguồn: Vibiz tổng hợp, tháng 10/2024)

Bên ngoài mạng xã hội, Hà Nội vẫn duy trì sự thống trị với 39,1% lượng đề cập, theo sát là TP.HCM với 33,2%. Đáng chú ý, Đà Nẵng ghi nhận tỷ lệ đề cập ngoài mạng xã hội là 9,4%, vượt qua cả Hải Phòng với 6,5%Huế với 6,8% cho thấy thành phố này nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ các kênh truyền thông ngoài MXH.

Khả năng lan tỏa và tương tác

Về khả năng lan tỏa, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu về mức độ tương tác với tỷ lệ chia sẻ đạt 42,5%, lượt like chiếm 44,5%, và lượt bình luận có liên quan đạt đến 50,7%. Những con số này cho thấy các tin tức và sự kiện tại thủ đô không chỉ thu hút sự chú ý mà còn nhận được sự phản hồi mạnh mẽ từ cộng đồng mạng. Sự thống trị này có thể đến từ các sự kiện chính trị quan trọng, các hoạt động văn hóa hoặc các vấn đề xã hội nổi bật diễn ra tại đây trong tháng qua. Bên cạnh đó, TP.HCM cũng duy trì vị trí cao về tương tác, với tỷ lệ chia sẻ đạt 23,3%, lượng like chiếm 26,8% và bình luận có liên quan đạt 28,0%. Tuy nhiên, khoảng cách so với Hà Nội vẫn còn đáng kể, cho thấy Hà Nội đang có sức hút mạnh mẽ hơn trên các nền tảng mạng xã hội.

Lượng chia sẻ, like và bình luận

(Nguồn: Vibiz tổng hợp, tháng 10/2024)

Trong khi đó, các thành phố còn lại có mức độ tương tác thấp hơn nhiều. Huế có tỷ lệ chia sẻ là 23,3%, nhưng lượt like chỉ đạt 17,7% và lượt bình luận là 10,6%. Ngoài ra, Đà Nẵng đạt 7,8% lượt chia sẻ, 8,4% lượt like và 6,4% lượt bình luận, còn Cần Thơ hầu như không có sự hiện diện đáng kể với tỷ lệ tương tác đều dưới 3%.

Đề cập tích cực và tiêu cực

Về cảm nhận của cộng đồng, Hà Nội TP.HCM có tỷ lệ đề cập tích cực khá cao, lần lượt đạt 41,7% 32,3%. Tuy nhiên, cả hai thành phố cũng phải đối mặt với lượng đề cập tiêu cực đáng kể, với Hà Nội là 38,4% và TP.HCM là 31,2%. Cụ thể, Hà Nội đối mặt nhiều tin tiêu cực nổi cộm như ô nhiễm không khí nghiêm trọng đứng đầu thế giới, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài (Cục Hải quan Hà Nội) liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới… Trong khi đó, TP.HCM cũng ghi nhận nhiều tin tức tiêu cực, đặc biệt là vụ kỷ luật các lãnh đạo liên quan đến vi phạm trong công tác lãnh đạo và quản lý tài sản nhà nước. Theo đó, ông Nguyễn Anh Thi, Bí thư Đảng ủy và Trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM, bị cách hết chức vụ trong Đảng vì vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương và Luật Hôn nhân và Gia đình. Tương tự, ông Nguyễn Văn Thọ, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, bị khai trừ khỏi Đảng do những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý tài sản nhà nước, gây thiệt hại lớn. Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Hồng, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, bị kỷ luật xóa tư cách chức vụ do các vi phạm trong công tác trước đây…  

Ở các thành phố khác, tỷ lệ đề cập tiêu cực nhỉnh hơn tích cực. Hải Phòng7,7% lượng đề cập tích cực nhưng 8,1% là tiêu cực, trong đó nổi bật là những thông tin về tình trạng gia tăng tội phạm liên quan đến ma túy tại các quận Hồng Bàng và Lê Chân, phát hiện nhiều vụ buôn lậu lớn tại khu vực cảng, cùng với hành vi mua bán tàu trái phép để phá dỡ và bán sắt vụn kiếm lời…

Lượng đề cập tích cực, tiêu cực

(Nguồn: Vibiz tổng hợp, tháng 10/2024)

Ngoài ra, Huế ghi nhận 5,9% tích cực so với 6,5% tiêu cực, do bị ảnh hưởng bởi các vấn đề như rác thải tràn lan và thông tin khởi tố nhiều cán bộ tại Chi cục Thủy sản vì tội nhận hối lộ. Đáng chú ý, Cần Thơ là thành phố có tỷ lệ tiêu cực cao nhất, lên đến 6,2%, do các vụ lừa đảo lớn làm rúng động dư luận, điển hình là vụ đối tượng chiếm đoạt 3 tỷ đồng từ 132 người thông qua lừa đảo xuất khẩu lao động và thông tin về việc Bộ Công an đang điều tra sai phạm tại 6 dự án lớn, bao gồm các công trình của Lotte và khách sạn Mường Thanh.

Bên cạnh đó, thành phố Đà Nẵng cũng chiếm 9% tích cực và 9,7% tiêu cực, chịu ảnh hưởng từ các vụ tham nhũng nghiêm trọng, bao gồm việc Phó Chánh án TAND Cấp cao Phạm Việt Cường bị bắt giam vì tội nhận hối lộ và vấn đề đổ nước thải ra các bãi biển du lịch gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng tại đây.

Nhìn chung, mặc dù Hà NộiTP.HCM đều đạt tỷ lệ đề cập tích cực cao, nhưng cũng phải đối mặt với lượng tin tức tiêu cực đáng kể, liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường, buôn lậu và quản lý sai phạm. Còn các thành phố khác như Hải Phòng, Huế, Cần ThơĐà Nẵng cũng ghi nhận tỷ lệ tiêu cực lớn, chủ yếu do các vụ việc tội phạm và tham nhũng.

Tổng quan trong tháng qua, Hà NộiTP.HCM tiếp tục khẳng định vai trò là hai trung tâm trọng điểm, dẫn đầu về mức độ quan tâm và tương tác trên cả mạng xã hội lẫn các kênh truyền thông ngoài mạng xã hội. Mặc dù các thành phố như Đà Nẵng, Huế, Hải PhòngCần Thơ có mức độ chú ý thấp hơn, nhưng vẫn ghi nhận những điểm sáng nhất định, đặc biệt là trong việc thu hút sự quan tâm lớn từ các kênh truyền thông ngoài mạng xã hội. Điều này phản ánh không chỉ sự phân hóa về mức độ chú ý giữa các thành phố lớn mà còn cho thấy tiềm năng phát triển và sức hút của từng địa phương trong bối cảnh truyền thông đa chiều hiện nay.

 

BCSI-VIBIZ
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Trở lại đầu trang